A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỳ vọng từ các doanh nghiệp FDI

Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang kỳ vọng sẽ không có sự đóng cửa nhà máy trong bối cảnh COVID-19 tăng đột biến hiện nay.

Niềm tin từ chính sách mới

Vào thời điểm quý III của năm 2021, khi nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam đồng loạt giãn cách xã hội, các nhà máy sản xuất mọi thứ từ giày dép đến điện thoại thông minh của Việt Nam đã phải triệt để đóng cửa, khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp FDI gặp những khó khăn không hề nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp FDI đã gặp khó khăn trong làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp FDI đã gặp khó khăn trong làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam.

Tháng 9 năm ngoái, ở thời điểm đỉnh điểm của việc đóng cửa, một số doanh nghiệp bắt đầu xem xét chuyển hoạt động sản xuất đi nơi khác.

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết, đã có tới 18% số đơn hàng của doanh nghiệp thành viên phải dịch chuyển sang các thị trường khác, 1/3 số thành viên của Hiệp hội phải tìm mọi cách để đa dạng chuỗi cung ứng, hoặc tìm hướng dịch chuyển cơ sở sản xuất.

Lululemon, một nhà bán lẻ quần áo của Canada, đã chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam vào tháng 9. “Gã khổng lồ” Nike với một nửa nguồn cung cấp giày dép từ Việt Nam, đã phải cắt giảm dự báo doanh số bán hàng năm 2022 do đóng cửa nhà máy.

Nhưng, giờ đây mọi thứ đã rất khác. Với việc hơn 76% dân số đã được tiêm ít nhất hai liều vắc-xin, hàng triệu công nhân nhà máy đã được tiêm phòng đầy đủ và biến thể Omicron đang tỏ ra ít nghiêm trọng, các doanh nghiệp FDI đang kỳ vọng vào một trạng thái “bình thường mới” tại Việt Nam.

Kể cả khi mới chủ nhật vừa qua, Việt Nam đã báo cáo hơn 26.000 ca nhiễm mới, cao gấp đôi so với mức đỉnh của năm ngoái, thời điểm mà các nhà máy cung cấp cho các thương hiệu như Nike, Zara, Apple và Samsung phải đóng cửa trong nhiều tháng.

Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chia sẻ với truyền thông: “Nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng trong năm nay là rất thấp do Việt Nam đã thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng COVID-19”.

Trên thực tế, Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế trong những tháng gần đây, với việc các trường học mở cửa trở lại vào tuần trước và chính phủ cũng sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay chở khách quốc tế đến Việt Nam.

Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam.

Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam.

Ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội, cũng cho rằng: “Tôi không mong đợi sẽ chứng kiến thêm các vụ phong tỏa trên toàn quốc, các vùng dịch tại các địa phương đều ở mức có thể quản lý được”.

Gỡ nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất hấp dẫn nhất cho các công ty muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng đến từ Trung Quốc.

Việt Nam đã nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất hấp dẫn nhất cho các công ty muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng đến từ Trung Quốc.

Việt Nam trở thành một trong những trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu.

Và xu hướng đó sẽ tiếp tục như vậy, nếu Việt Nam có thể giữ được sự bình yên trước làn sóng Omicron hiện tại, trong khi phía Bắc Kinh lại tiếp tục chính sách zero-Covid nghiêm ngặt bằng các biện pháp cứng rắn hòng ngăn chặn sự lây nhiễm.

Ông Raphael Mok, trưởng bộ phận rủi ro quốc gia châu Á của Fitch Solutions, cho rằng: “Việt Nam sẽ là nước thụ hưởng chính trong việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, đặc biệt liên quan đến ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp chuyển ra khỏi Trung Quốc như may mặc, giày da hoặc là thiết bị điện tử”.

Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% đến 6,5% trong năm nay, tăng từ 2,5% vào năm 2021. Và các hoạt động sản xuất trơn tru, liên tục tại Việt Nam, nước xuất khẩu quần áo và giày dép lớn thứ hai vào Mỹ sau Trung Quốc, cũng sẽ giúp giải phóng các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang đẩy lạm phát trên thế giới lên cao.

Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng: “Nếu Việt Nam có thể duy trì năng lực sản xuất và sản lượng nhà máy ổn định, điều này sẽ thực sự hỗ trợ chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt đối với các ngành như nông nghiệp, dệt may và điện tử tiêu dùng”.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan