A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5/2025.

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 12/4/1973. Trải qua hơn 50 năm, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước chính thức nâng cấp lên Đối tác chiến lược.

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5/2025.

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5/2025.

Đến tháng 10/2024, sau chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ra Tuyên bố chung nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện. Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ ở mức cao nhất với Việt Nam.

Trong lĩnh vực kinh tế, Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam. Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 5,42 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm trước. Về đầu tư, Pháp đứng thứ 16 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 700 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có 20 dự án đầu tư tại Pháp. Đáng chú ý, Pháp là nước châu Âu dẫn đầu về cung cấp ODA song phương cho Việt Nam, với tổng vốn lên tới 16,7 tỷ euro từ năm 1993 đến 2022, tập trung vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, nông nghiệp, công nghiệp xanh và tài chính.

Ngoài ra, hợp tác an ninh - quốc phòng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và nông nghiệp cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam. Hai bên duy trì Đối thoại chiến lược và quốc phòng thường niên. Trong giáo dục, các chương trình như PFIEV, CFVG và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là biểu tượng của hợp tác hiệu quả và bền vững.


Tác giả: Thanh Hằng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết