A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ

Cửa sông Ba Lạt là đoạn cuối cùng trên hành trình sông Hồng chảy về, hòa mình vào biển Đông. Trên khu vực này có Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (tỉnh Thái Bình).

 

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 1.

Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc có chiều dài khoảng 1.170 km. Trong đó, đoạn qua Việt Nam có chiều dài hơn 550 km chảy qua 9 tỉnh, thành. Đây cũng là sông lớn nhất miền Bắc.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 2.

Sông Hồng đổ ra biển bằng nhiều cửa nhưng nổi bật nhất là cửa Ba Lạt. Đây là cửa dòng chính và là nơi cuối cùng của sông Hồng chảy về, hòa mình vào biển Đông.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 3.

Cửa sông Ba Lạt phía Bắc giáp xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định); phía Nam giáp với xã Nam Phú (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Chính vì thế, ngoài là cửa chính của sông Hồng đổ ra biển, Cửa Ba Lạt cũng được xem là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 4.

Dù là một cửa sông rộng lớn. Nhưng theo lịch sử và các tài liệu ghi chép còn lưu lại, trước đây Ba Lạt vốn chỉ là con lạch nhỏ, người dân từ bờ này sang bờ kia chỉ cần một chiếc cầu tre buộc bằng ba cái lạt.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 5.

Đến năm 1787 diễn ra sự kiện được ghi chép là “Ba Lạt phá hội”. Từ sau sự kiện đó, Ba Lạt đã trở thành cửa sông rộng lớn, những mảnh đất mới cũng được hình thành.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 6.

Ngày nay, do khoảng cách 2 bên bờ tại Cửa sông Ba Lạt quá xa nhau, nên người dân muốn từ huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) qua huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và ngược lại, phải đi bằng đò. Tuy nhiên, nơi đây đã được đầu tư xây dựng cầu vượt sông dài 1,4 km; tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 7.

Những biến đổi nơi cuối dòng sông Hồng đã tạo ra vùng đất ngập nước với nhiều kiểu sinh cảnh độc đáo. Điều này không chỉ góp phần tạo nên cuộc sống trù phú cho người dân khu vực, mà còn là lý do khiến nhiều du khách mong muốn ghé thăm Cửa sông Ba Lạt.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 8.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 9.

Lý do đáng kể nhất là nằm tại khu vực Cửa sông Ba Lạt có Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), Vườn quốc gia sở hữu diện tích lên đến hơn 7 km2 (rộng hơn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 10.

Chính phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm…

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 11.

Với tầm quan trọng, ngay từ 1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR. Sau đó, năm 2003 được khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ được nâng hạng thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Đến cuối năm 2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 12.

Ngoài Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), trong khu vực quanh Cửa Ba Lạt còn có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Đây cũng là nơi trú ngụ và dừng chân của hàng nghìn loài chim với hệ sinh thái thực vật đa dạng, phong phú.

Toàn cảnh khu vực cửa sông lớn nhất miền Bắc: Xưa đi bằng cầu tre, nay đang xây cầu nghìn tỷ- Ảnh 13.

Vị trí Cửa sông Ba Lạt.

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

Nhịp sống thị trường


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan