A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ưu tiên tăng trưởng: Cần đẩy mạnh thu hút dòng vốn ngoại

Với nền kinh tế mở như Việt Nam, rất cần dòng tiền từ khối ngoại gồm cả tiền đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tiền cho sản xuất kinh doanh đến từ nước ngoài, đồng nghĩa với việc xuất khẩu tốt.

Không lo ngại lạm phát

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 diễn ra vào ngày 5/5, Chính phủ đã thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm. Trên thế giới, tăng trưởng giảm, lạm phát hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao; các thị trường lớn và truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp.

Vấn đề lạm phát không quá đáng lo ngại, mà điều quan trọng hiện nay là các chính sách tiền tệ kết hợp với các chính sách tài khoá tới đây được vận dụng phối hợp ra sao

Vấn đề lạm phát không quá đáng lo ngại, mà điều quan trọng hiện nay là các chính sách tiền tệ kết hợp với các chính sách tài khoá tới đây được vận dụng phối hợp ra sao

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4/2023 giảm 0,34% so với tháng 3/2023 (khu vực thành thị giảm 0,41%; khu vực nông thôn giảm 0,27%). So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4/2023 tăng 2,81%. So với tháng 12/2022, CPI tháng 4/2023 tăng 0,39%.

Với đà giảm của CPI như hiện tại thì mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng dần giúp phục hồi kinh tế mà không lo lắng nhiều về áp lực lạm phát.

Nhìn lại thời điểm CPI giảm mạnh nhất, thậm chí kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng giảm phát là năm 2009, vì cuối năm 2008 nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì vậy chúng ta có hai khía cạnh để nhìn đó là CPI giảm thì chính sách tiền tệ có nhiều dư địa, nhưng đồng thời vận hành, vòng quay tiền trong nền kinh tế đang suy yếu.

Điều này không chỉ đến từ nội lực của Việt Nam mà còn đến từ bối cảnh kinh tế thế giới nói chung, dẫn đến các đơn hàng suy yếu, phản ánh điển hình là chỉ số PMI trong tháng 4 giảm còn 46,7%. Vì vậy, NHNN phải có các biện pháp kích thích kinh tế, đó cũng là xu hướng của thời điểm này và của cả năm nay.

Như vậy có thể thấy, vấn đề lạm phát không quá đáng lo ngại, mà điều quan trọng hiện nay là các chính sách tiền tệ kết hợp với các chính sách tài khoá tới đây được vận dụng phối hợp ra sao. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành chính sách tăng giá điện thêm 3%, vấn đề này cũng liên quan đến lạm phát vì đây là thời điểm người dân và các doanh nghiệp sử dụng điện nhiều nhất sẽ bị ảnh hưởng, nhưng lộ trình tăng giá điện là bắt buộc và chúng ta không thể tránh khỏi.

Khi đó đương nhiên sẽ gây sức ép đến CPI nên một trong những biện pháp để “khoan thư sức dân” chính là giảm thuế VAT 2%, được xem là một chính sách tài khóa rất có ý nghĩa và giảm trực tiếp vào giá cả tiêu dùng. Thực tế câu chuyện tăng giá điện là độc lập, còn việc giảm thuế nhằm kích thích tiêu dùng trong nền kinh tế là một trong ba động lực tăng trưởng cơ bản nhất của Việt Nam trong năm 2023.

Thu hút dòng vốn ngoại

Sau giai đoạn lãi suất tăng, lạm phát tăng, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong xu hướng giảm lãi suất gồm cả đầu vào và đầu ra. Lạm phát cũng có xu hướng giảm nhưng nền kinh tế vẫn đang ở trạng thái khá trì trệ.

Lãi suất ở thị trường Việt Nam đã có xu hướng giảm rõ rệt, tuy nhiên thời điểm này yếu tố từ bên ngoài, yếu tố cầu đang có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Lãi suất ở thị trường Việt Nam đã có xu hướng giảm rõ rệt, tuy nhiên thời điểm này yếu tố từ bên ngoài, yếu tố cầu đang có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp

Thời điểm này Chính phủ đã thực thi rất nhiều chính sách về tài khoá, còn chính sách tiền tệ thì có hai lần giảm lãi suất điều hành của NHNN, cùng các chính sách cải thiện thanh khoản hệ thống ngân hàng, đưa tiền qua các công cụ ra nền kinh tế.

Vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng dẫn đến việc không phải vay vốn khiến tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay rất thấp so với mục tiêu, nên đây sẽ là cơ sở để tiếp tục giảm lãi suất, chủ yếu là nhắm đến lãi suất cho vay. Đối tượng chính là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người dân vay tiêu dùng, vay đầu tư hay vay mua nhà... Đặc biệt với người dân thì vay mua nhà là khoản vay lớn nhất.

Một vấn đề chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, lãi suất ở thị trường Việt Nam đã có xu hướng giảm rõ rệt, tuy nhiên thời điểm này yếu tố từ bên ngoài, yếu tố cầu đang có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Chỉ khi tất cả các giải pháp được thực thi một cách đồng bộ, mới kích thích kinh tế quay trở lại, khi đó việc giảm lãi suất mới có tác động lớn hơn, rõ nét hơn.

Ngoài ra, giai đoạn này người dân sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong tất cả các quyết định, những tài sản mang tính đầu cơ sẽ không còn là điểm đến, câu chuyện đặt ra lúc này là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam là gì? Tôi cho rằng, với nền kinh tế mở như Việt Nam, rất cần dòng tiền từ khối ngoại gồm cả tiền đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, đặc biệt là xuất khẩu tốt.

Việt Nam thường đưa các thông tin như 4 tháng đầu năm xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, nhưng bối cảnh thực tế cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm. Đây mới là vấn đề khó, vì vậy phải có dòng tiền từ bên ngoài để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trở lại.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan