A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành Ngân hàng Khu vực 14: “Bệ phóng tín dụng” cho phát triển sản xuất kinh doanh

Tính đến cuối quý I/2025, tổng dư nợ toàn khu vực 14 (TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) đạt hơn 387 nghìn tỷ đồng, tăng 0,42% so với cuối năm 2024, chiếm 32,08% tổng dư nợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 2,46% tổng dư nợ nền kinh tế.

che-bien-tom-xuat-khau.jpg

Ngành Ngân hàng Khu vực 14: “Bệ phóng tín dụng” cho phát triển sản xuất kinh doanh

Ông Trần Quốc Hà, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 14 chia sẻ, đơn vị đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đồng thời, công khai lãi suất cho vay bình quân, thông tin các gói, chương trình tín dụng, sản phẩm ngân hàng để khách hàng tham khảo khi tiếp cận vốn vay. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Đáng chú ý, tín dụng đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, không để phát sinh dự án, phương án đủ điều kiện vay vốn không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, các cơ chế, chính sách tín dụng, các động lực tăng trưởng của địa phương.

Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 14 cho thấy, tổng dư nợ toàn khu vực đến cuối quý I/2025 đạt hơn 387 nghìn tỷ đồng, tăng 0,42% so với cuối năm 2024, chiếm 32,08% tổng dư nợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 2,46% tổng dư nợ nền kinh tế.

Riêng tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên được quan tâm, chú trọng, như: cho vay nông nghiệp, nông thôn dư nợ đạt gần 166 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng dư nợ nông nghiệp, nông thôn của vùng; dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa dư nợ đạt trên 69 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% tổng dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của vùng; xuất khẩu dư nợ đạt trên 30 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,1% tổng dư nợ xuất khẩu của vùng. Tín dụng chính sách xã hội tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 1,03% so với cuối năm 2024, đạt trên 22,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,2% tổng dư nợ tín dụng chính sách của vùng…

Nhằm giải quyết những khó khăn hiện nay và quyết tâm tăng trưởng cao, vốn tín dụng ngành Ngân hàng Khu vực 14 sẽ là “bệ phóng” phát triển sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ông Trần Quốc Hà, Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 14 đề nghị UBND tỉnh/thành phố trên địa bàn khu vực tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành phối hợp triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 14 nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung.

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp thế mạnh, đột phá là công nghiệp năng lượng tái tạo, điện khí, công nghiệp chế biến thủy hải sản. Tập trung triển khai giải phóng mặt bằng và thực hiện xúc tiến đầu tư để mời gọi và thu hút các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch của tỉnh. Khẩn trương triển khai thực hiện các dự án điện gió mới đến năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, theo dõi, đề xuất Trung ương bổ sung các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh để cập nhật vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII (các dự án điện gió phục vụ xuất khẩu).

Triển khai quyết liệt các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa theo hướng bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của địa phương (thủy sản, gạo, muối và các sản phẩm OCOP); tranh thủ các chương trình hỗ trợ quốc gia và các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do để mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác thêm các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, châu Phi… Phát triển thị trường nội địa và thực hiện các giải pháp khuyến khích tiêu dùng; tăng cường tổ chức các hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về phục vụ nông thôn…

Tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tiếp tục tập trung những công tác trọng tâm, như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng chất lượng và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết