A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lượng tiền mặt trong lưu thông giảm mạnh

Lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế vào cuối tháng 8 đạt trên 1,289 triệu tỷ đồng, giảm gần 63.800 tỷ đồng so với cuối năm 2022

 

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) đến cuối tháng 8 đạt trên 14,801 triệu tỷ đồng, tăng 4,04% so với cuối năm 2022 (tương đương tăng 574.400 tỷ đồng). Con số này chưa bao gồm các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua.

Với tỷ trọng chiếm 8,71% tổng phương tiện thanh toán, lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế vào cuối tháng 8 đạt trên 1,289 triệu tỷ đồng, giảm gần 63.800 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tương đương 4,7%) và giảm hơn 115.800 tỷ so với mức ghi nhận vào cùng kỳ 2022 (tương đương 8,2%).

Tiền mặt trong lưu thông giảm mạnh trong bối cảnh thanh toán điện tử liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

Theo số liệu của NHNH, trong 8 tháng năm 2023, giao dịch qua Internet tăng 76% về số lượng và 1,79% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022,; giao dịch qua kênh QR code tăng 152% về số lượng và 301% về giá trị; giao dịch qua mobile tăng 65% về số lượng và 77% về giá trị; doanh thu từ thị trường thanh toán điện tử đạt 20,5 tỷ USD; giao dịch rút tiền mặt qua ATM giảm 4% về số lượng và giảm 6% về giá trị,… đã góp phần thúc đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Để tiếp tục giảm tỷ trọng thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, ngày 28/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt phải gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Đề án cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan