Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh giá cước
Không tăng giá cước thì doanh nghiệp không có sức bù lỗ, nhưng tăng cũng chỉ bù đắp được phần nào chi phí.
Ông Đoàn Thế Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Phúc Xuyên:
Theo báo cáo Thủ tướng Chính phủ tác động của việc tăng giá nhiên liệu đến giá vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy, Bộ GTVT cho biết, các doanh nghiệp vận tải đường bộ cũng có xu hướng đề xuất điều chỉnh giá cước vận tải ngay khi giá nhiên liệu đầu vào thay đổi. Trong đó, khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định đã kê khai điều chỉnh tăng giá cước vận tải đề bù đắp chi phí nhiên liệu với mức tăng từ 10 - 15%. Giá cước vận tải hàng hóa cũng được điều chỉnh tăng từ 7 - 10%.
Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi đã tăng giá cước 15% so với thời điểm giá xăng dầu chưa tăng nhưng chi phí xăng dầu xe khách tuyến cố định chiếm khoảng 40% chi phí vận tải nên đẩy giá thành vận tải lên cao. Mức tăng này chưa đủ bù đắp cho các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Trong những dịp lễ tết nhu cầu đi lại của hành khách rất cao, trong bối cảnh người dân bị ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của dịch bệnh nếu áp dụng tăng giá vé cao quá hành khách sẽ quay lưng lại với nhà xe.
Trong bối cảnh dịch bệnh, người dân vẫn còn dè dặt trong đi lại nên doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi tăng giá cước. Không tăng giá cước thì doanh nghiệp không có sức bù lỗ, nhưng tăng cũng chỉ bù đắp được phần nào chi phí. Mặc khác, sau thời gian dài nghỉ vì dịch bệnh các phương tiện vận tải muốn vận hàng thì phải bỏ ra hàng loạt chi phí: Bảo dưỡng, dầu nhớt, kiểm định,….. Các khoản chi phí này cũng phải gần vài chục triệu với một đầu xe, ngoài ra phải bổ sung một số quy định của Bộ Giao thông. Điều này khiến doanh nghiệp muốn vận hoạt động trở lại nhưng phí rất cao.
Những ngày lễ nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nhiều doanh nghiệp vận tải đang phải đối mặt với việc thiếu lái xe trầm trọng khiến doanh nghiệp hoạt động không hết công suất.