A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các tình huống pháp luật: Đối thoại bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản được không?

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 13: NĐ số 145/2020/NĐ-CP không quy định đối thoại phải thực hiện thông qua trao đổi, gặp mặt trực tiếp. Vậy, đối thoại có thể thực hiện bằng cách trao đổi, lấy ý kiến bằng văn bản được không?

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi (Khoản 1 Điều 63BLLĐ2019). NSDLĐ quy định cụ thể cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc trong Quy chế DCCS tại nơi làm việc (tại điểm d khoản 2 Điều 37 NĐ015/2020/NĐ-CP). Mặc dù Nghị định 145/2020/NĐ-CP không quy định đối thoại phải thực hiện thông qua trao đổi, gặp mặt trực tiếp song NSDLĐ cần lưu ý:

  • Đối với đối thoại định kỳ: Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế DCCS tại nơi làm việc (khoản 2 Điều 39).
  • Đối với đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại.
  • Đối với đối thoại khi có vụ việc: thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế DCCS tại nơi làm việc;
  • Diễn biến của cả 3 trường hợp đối thoại đều phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện NLĐ (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có).
  • Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của BLLĐ2019 thì NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ mà NLĐ bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện NLĐ.

Như vậy, NSDLĐ cần quy định cụ thể cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc phù hợp với các yêu cầu trên trong Quy chế DCCS tại nơi làm việc để thống nhất khi thực hiện đối thoại. Hình thức trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện NLĐ chỉ áp dụng đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 BLLĐ 2019.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan