A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiềm năng ứng dụng blockchain trong nền kinh tế số, tạo tăng trưởng đột phá cho Việt Nam

Theo Ông Lê Quang Huy, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, blockchain có tiềm năng lớn và đang được tiếp cận theo hướng thúc đẩy phát triển, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam.

 

Sáng ngày 29/9, Hội thảo "Ứng dụng công nghệ Blockchain trong nền kinh tế số" đã được diễn ra. Chủ nhiệm Ủy ban Lê Quang Huy chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Thủy và các thành viên của Ủy ban; đại diện các Ủy ban của Quốc hội; Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam Hoàng Văn Huây cùng đại diện các Bộ ngành, cơ quan hữu quan.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nhấn mạnh: Hiện nay, ứng dụng trên Blockchain ở trên thế giới rất mạnh mẽ như trong nhiều lĩnh vực với quy mô ngày càng lớn. Chiến lược đổi mới sáng tạo và công nghệ đến năm 2030 là ứng dụng khoa học mới vào trong các lĩnh vực. Để thúc đẩy kinh tế-xã hội và công nghệ sáng tạo, chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng nêu rõ ưu tiên các ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Blockchain...

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, ngoài những thuận lợi, tiện ích của các ứng dụng công nghệ mới như Blockchain mạng lại thì việc ứng dụng những công nghệ này cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam. Cùng với đó, ông Huy đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain và đang tích cực tiếp cận theo hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tại và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực VBA khuyến nghị, việc thúc đẩy ứng dụng blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không chỉ cần sự hỗ trợ phát triển công nghệ mà còn cần sự ủng hộ từ góc độ pháp lý và tuân thủ, đồng thời đề xuất các nhà lập pháp tiếp cận các hình thái tài sản mới như Tiền ảo (VA), Tiền mã hoá (CA), Tài sản số dưới (DA) góc độ bộ Luật dân sự năm 2015 trong lúc nghiên cứu, soạn thảo các bộ luật mới.

Tại Việt Nam, tài sản số tuy chưa có hành lang pháp lý đầy đủ nhưng đã được đề cập tại một số văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự chủ động tiếp cận các vấn đề mới của các cơ quan quản lý và các cơ quan lập pháp trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế số và thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và phát triển nền kinh tế số theo định hướng chỉ đạo đã được đề ra.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan