A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ hai khu vực ĐBSCL

Quy mô kinh tế Kiên Giang vươn lên đứng thứ 2 tại ĐBSCL, chỉ sau Long An. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 74 triệu đồng.

Quy mô kinh tế Kiên Giang vươn lên đứng thứ 2 tại ĐBSCL, chỉ sau Long An. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 74 triệu đồng.
Số liệu trên được công bố tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 22/8 của tỉnh Kiên Giang.

Nửa nhiệm kỳ qua, Tỉnh ủy Kiên Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có 20/26 chỉ tiêu thực hiện vượt và đạt từ 50% trở lên. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 5,29%/năm.

Quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ hai khu vực ĐBSCL - Ảnh 1.

Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tỉnh Kiên Giang.

Nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế trong tình hình nhiều khó khăn, biến động, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021-2023, ước tăng 1,2%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 11,33%.

Ngành du lịch phục hồi và phát triển khá, từ năm 2021 đến cuối tháng 6/2023, thu hút trên 15,2 triệu lượt khách du lịch, tăng bình quân 16,97%/năm, trong đó khách quốc tế hơn 530 nghìn lượt.

Quy mô kinh tế Kiên Giang vươn lên đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long; năm 2022, Kiên Giang đạt 116 nghìn tỷ đồng (đứng sau tỉnh Long An); dự kiến cuối năm 2023 đạt trên 129 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30 nghìn tỷ đồng so năm 2020.

Quy mô kinh tế Kiên Giang đứng thứ hai khu vực ĐBSCL - Ảnh 2.

Thu nhập bình quân đầu người tại Kiên Giang tăng 17 triệu đồng so với năm 2020.

Đến nay, tỉnh Kiên Giang thực hiện đạt mục tiêu tổng quát của Đại hội là "duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long". Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người ước năm 2023 đạt 74 triệu đồng, tăng 17 triệu đồng so năm 2020.

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có 108/116 xã, 5/15 huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; đang trình Hội đồng Trung ương xét công nhận thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Tuy nhiên, qua đối chiếu với Nghị quyết Đại hội, có 6 chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp, đạt dưới 50% Nghị quyết nhiệm kỳ. Các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội chưa mang lại hiệu quả rõ nét, nhất là công tác cải cách hành chính; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh, nhiệm vụ của nửa nhiệm kỳ còn lại rất nặng nề, đặc biệt là các nhiệm vụ, chỉ tiêu về kinh tế. Do đó, đòi hỏi toàn Đảng bộ phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa, mới hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh.

Theo Đ.Huyền - Phương Vũ

VTV

 

Link bài gốc Lấy link! https://vtv.vn/kinh-te/quy-mo-kinh-te-kien-giang-dung-thu-hai-khu-vuc-dbscl-2023082216304626.htm

 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan