Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom và tái chế
Ngày 24/10, Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam đã phối hợp với Trường Đại học Văn Lang tổ chức Hội thảo “Hành trình tái sinh - Vì một Việt Nam xanh” dành cho sinh viên. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom, phân loại và tái chế, góp phần giảm rác thải và hướng tới kinh tế tuần hoàn.
Đến tham dự hội thảo có Ban giám hiệu trường Đại học Văn Lang, lãnh đạo Suntory PepsiCo Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn Suntory (Nhật Bản), đại diện Đại học Tài nguyên và Môi trường, trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng Công ty VietCycle và gần 300 sinh viên, học sinh.
Trước đó, vào tháng 8/2024, Suntory PepsiCo Việt Nam đã hợp tác cùng VietCycle tổ chức hội thảo tập huấn và nâng cao đời sống cho lực lượng thu gom ve chai nhằm chung tay thúc đẩy việc thu gom, phân loại rác thải.
Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, Suntory PepsiCo tập trung vào các hoạt động giáo dục, truyền cảm hứng nhằm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và lực lượng thu gom ve chai - đối tượng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả phân loại rác tại nguồn.
Sinh viên Trường Đại học Văn Lang hưởng ứng hoạt thu gom, phân loại và tái chế thải nhựa |
Trung bình, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ 10% được tái chế, gần 90% còn lại được đem đi chôn, lấp hoặc thải ra môi trường. Với cam kết thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, Suntory PepsiCo Việt Nam đã thúc đẩy các sáng kiến bao bì, nhằm giải quyết các thách thức về chất thải, hướng đến kinh tế tuần hoàn cho vật liệu rắn.
Thông qua những nỗ lực này, mỗi năm công ty trung bình giảm khoảng tương đương giảm phát thải 23.000 tấn carbon ra môi trường.
Tại hội thảo, chuyên gia từ Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chia sẻ về thực trạng rác thải, vai trò của nhựa nếu được tái chế - tái sử dụng, sẽ góp phần giảm tác động cho môi trường.
Đại diện từ Suntory Nhật Bản và Suntory PepsiCo Việt Nam chia sẻ sáng kiến chương trình giáo dục thu gom – tái chế, cũng như hành trình tái sinh nhựa thu hút sự quan tâm của thầy cô và các bạn sinh viên.
TS. Võ Văn Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang cho rằng, phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung trên thế giới. Với thực trạng tại Việt Nam, nếu rác thải được phân loại từ nguồn không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình tái chế mà còn giảm đáng kể chi phí và hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, nhất là sinh viên không chỉ giúp hình thành thói quen mà còn góp phần tạo ra một tương lai phát triển bền vững.
Cùng với đó, Ông Đỗ Thái Vương - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại và Truyền thông, Suntory PepsiCo Việt Nam cho biết thêm: “Với giá trị cốt lõi “Phát triển vì những điều tốt đẹp”, công ty luôn không ngừng nỗ lực và cam kết phát triển bền vững, tập trung vào 6 trụ cột nhằm tạo tác động tích cực cho con người và môi trường.
Bao bì bền vững là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển bền vững của chúng tôi. Bên cạnh chủ động thúc đẩy các sáng kiến, chúng tôi tin rằng giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng là nền tảng quan trọng, đặc biệt là cho thế hệ trẻ - những nhân tố tạo ra sự thay đổi, để lan tỏa ra cộng đồng lớn hơn, cùng nhau tạo ra những thay đổi có ý nghĩa”.
Ông Đỗ Thái Vương - Tổng Giám đốc phụ trách Đối ngoại và Truyền thông Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam cùng các diễn giả. |
Cũng tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để có thể giảm rác thải nhựa thì cần có những hành động thiết thực nhất. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đã đưa ra các quy định về kinh tế tuần hoàn, bao gồm lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy; đồng thời, thúc đẩy phát triển các vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với thu gom, xử lý bao bì sản phẩm.
Với thực trạng tại Việt Nam, nếu rác thải được phân loại từ nguồn, sẽ không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình tái chế, mà còn giảm đáng kể chi phí và hạn chế ô nhiễm môi trường. Việc nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế cho thế hệ trẻ, không chỉ giúp hình thành thói quen mà còn góp phần tạo ra một tương lai phát triển bền vững.