A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát và phòng chống bệnh dại

 Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tổ chức buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát và phòng chống bệnh dại trên ngườ

Buổi tập huấn đã thu hút hơn 100 đối tượng là cán bộ phụ trách thú y của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, trưởng thôn, cán bộ thú y của xã, thị trấn và các cán bộ chuyên trách phòng chống bệnh dại của trạm y tế xã, thị trấn.

Tại buổi tập huấn, bác sĩ Đào Hữu Thân, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm của CDC Hà Nội đã giới thiệu một số nội dung liên quan đến phòng chống bệnh dại trên người như: Bệnh dại và tình hình dịch; sự lây truyền và biện pháp phòng, chống; giám sát bệnh dại và điều tra, xử lý; các quy định về phòng, chống bệnh dại…

TTYT huyện Sóc Sơn nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát và phòng chống bệnh dại trên người

Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng giám sát và phòng chống bệnh dại trên người

Theo bác sĩ Đào Hữu Thân, tại Việt Nam, bệnh dại là nguyên nhân tử vong hàng đầu do bệnh truyền nhiễm (chiếm 50%) giai đoạn 2008 - 2019.

Giai đoạn từ 2017 - 2021 trung bình mỗi năm có 76 người tử vong, giảm 15% so với giai đoạn 2012 - 2016 (trung bình 88 người tử vong/năm).

Bệnh tập trung cao ở khu vực miền Bắc những năm 2017-2018 và dịch chuyển tăng dần ở khu vực miền Nam, Tây Nguyên cao hơn vào những năm 2019 - 2021. Năm 2022 ghi nhận 70 người; năm 2023, 82 người chết do bệnh dại tại 30/63 tỉnh/thành phố.

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến ngày 21/1, cả nước đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 4 tỉnh/thành, tăng 3 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (1 ca).

Hà Nội cũng là địa phương lưu hành bệnh dại trên đàn chó trong những năm trở lại đây. Bác sĩ Đào Hữu Thân khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật: Tiêm phòng triệt để cho đàn chó mèo; quản lý đàn chó mèo; thông tin tuyên truyền; xử lý các trường hợp không chấp hành tiêm phòng cho đàn chó…

Đối với những người bị chó mèo cắn phải điều trị sơ cứu: Rửa vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường ngay sau khi bị cắn.

Người dân cần đến điểm tiêm phòng dại gần nhất để khám, tư vấn và điều trị dự phòng bệnh dại bằng vắc xin dại, huyết thanh kháng dại; theo dõi tình trạng sức khỏe động vật sau bị cắn tối thiểu 10 ngày.


Tác giả: Phương Thu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan