A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mở cánh cửa đến "cơ hội mới - giá trị mới" cho Hà Nội

Trong Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Quy hoạch Thủ đô), Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài. Kết luận này cùng Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo những điều kiện thuận lợi rất lớn cho Hà Nội hôm nay và mai sau.

Xứng tầm trái tim của cả nước

Kết luận nêu rõ: Trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; có bề dày lịch sử, văn hóa với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Trong 7 vấn đề nhấn mạnh về Quy hoạch Thủ đô, rất nhiều quan điểm, chỉ đạo của Bộ Chính trị liên quan đến vấn đề văn hóa. Bởi lẽ, ngoài địa hình địa thế để được chọn làm kinh đô, Thủ đô nhiều đời của nước Việt thì Hà Nội có một “đặc sản” mà không đâu có. Đó chính là văn hóa, là cốt cách, phẩm chất của vùng đất linh khí bốn phương hội tụ.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Hà Nội sẵn sàng là địa phương thí điểm các chính sách về văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, trên cơ sở đó làm tiền đề rút kinh nghiệm nhân rộng ra cả nước

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong: Hà Nội sẵn sàng là địa phương thí điểm các chính sách về văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, trên cơ sở đó làm tiền đề rút kinh nghiệm nhân rộng ra cả nước

Có được bề dày, có được đặc trưng quan trọng ấy thì phải do chủ thể là con người. Con người Hà Nội làm nên một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến với trầm tích tinh hoa độc đáo, đậm đà bản sắc, trở thành biểu tượng của Việt Nam.

Xác định yếu tố con người là điều quyết tạo nên tất cả những giá trị đó, Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô"; xác định giáo dục, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô...

Kết luận đã tô đậm, làm thắm tươi thêm đồng thời khẳng định một điều đường hướng bao năm qua của Hà Nội là vô cùng chính xác và muốn phát triển, mở ra tương lai rực rỡ với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu” thì “tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” cần tiếp tục kiên định với đường lối và mục tiêu đó.

Những nét đẹp, thanh lịch vẫn được gìn giữ trong đời sống của người dân Hà Nội hôm nay

Những nét đẹp, thanh lịch vẫn được gìn giữ trong đời sống của người dân Hà Nội hôm nay

Lịch sử văn hiến hơn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Với vị trí, tầm vóc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước, Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó thường xuyên nhấn mạnh vai trò gương mẫu, đi đầu trong phát triển văn hóa, con người.

Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu Hà Nội cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Mở cánh cửa đến

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, được xác định là khâu đột phá của Chương trình số 06-CTr/TU (nhiệm kỳ Đại hội XVII).

Cùng “cất cánh” với thời cơ và vận hội mới

Trong những năm qua, hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án... gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua lớn như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Người tốt việc tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”...

Nhiều sáng kiến, mô hình hay đem lại kết quả đáng ghi nhận như: Xây dựng phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”; “Thanh niên làm theo lời Bác”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thủ đô “Tiên tiến, sáng tạo, đoàn kết, kỷ cương, giữ gìn môi trường, thanh lịch, nhân ái”; xây dựng “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”...

Hà Nội luôn là điểm đến an toàn, thân thiện

Hà Nội luôn là điểm đến an toàn, thân thiện

Đặc biệt, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức thường niên Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; UBND thành phố ban hành 2 Quy tắc ứng xử: “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan trực thuộc thành phố” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”...

Tất cả những kết quả này tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Người Hà Nội được phát triển toàn diện từ kiến thức đến tâm hồn, từ tư duy đến năng khiếu, từ công sở đến đời thường...

Nội dung số 5 Kết luận 80 của Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội: "Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".

Đây là một trong những vấn đề được các đại biểu Quốc hội rất quan tâm và dành nhiều thời gian thảo luận đóng góp ý kiến vào Luật Thủ đô (sửa đổi). Là địa phương đi đầu cả nước về ban hành nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đang tập trung cao độ cho mục tiêu của mình. Trong đó, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với bảo tồn di tích, di sản là vấn đề giới chuyên môn hết sức quan tâm.

Mở cánh cửa đến

Thủ đô Hà Nội là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Năm 2022, Hà Nội quyết định dành 14.029 tỷ đồng đầu tư tu bổ, tôn tạo 579 di tích, giai đoạn 2021 - 2025, tạo ra luồng sinh khí mới cho hệ thống di tích trên địa bàn Thủ đô. Đây là một trong ba lĩnh vực thành phố quan tâm đầu tư lớn ở giai đoạn này.

Tại khu vực nội đô lịch sử, Hà Nội quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa - lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm…

Tất cả những điều này góp phần tạo nên quy hoạch tổng thể cho một Hà Nội ngày càng năng động, hiện đại nhưng vẫn thấm đẫm nền tảng văn hóa ngàn năm, để văn hóa là nguồn lực nội sinh, đưa Hà Nội ngày càng phát triển.

 

 

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan