Fitch: Lợi nhuận vẫn là điểm yếu chính của các ngân hàng Nhật Bản
Báo cáo mới đây của Fitch Ratings cho rằng, lợi nhuận và khả năng sinh lời vẫn là điểm yếu chính đối với các ngân hàng Nhật Bản, trong khi những thay đổi gần đây trong mô hình kinh doanh cần thời gian mới có thể mang lại kết quả tích cực.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm này có quan điểm trung lập đối với các ngân hàng Nhật Bản vào năm 2022. Fitch nhận định, các chỉ số hoạt động ngân hàng dự kiến sẽ duy trì ổn định, với môi trường hoạt động ổn định khi nền kinh tế địa phương dần hồi phục sau đại dịch. Cũng có khả năng cao là Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ các ngân hàng quan trọng trong nước.
“Fitch đã không thay đổi quan điểm rằng, Nhật Bản là một trong số quốc gia có xu hướng hỗ trợ đặc biệt đối với các ngân hàng quan trọng trong hệ thống ở mức cao nhất trên thế giới,” báo cáo cho biết.
Fitch cho biết, bất chấp những cải thiện, thu nhập và khả năng sinh lời vẫn là điểm yếu chính đối với các ngân hàng Nhật Bản - ngay cả đối với các ngân hàng lớn mặc dù đã triển khai các thương vụ nhượng quyền nội địa rất mạnh mẽ.
“Các ngân hàng lớn đã và đang tập trung vào việc kiểm soát chi phí và tăng các mảng nghiệp vụ thu phí. Hoạt động kinh doanh cho vay đã chuyển sang tìm kiếm lợi nhuận theo quan hệ dựa trên khối lượng giao dịch. Chúng tôi đang thấy một số cải thiện, nhưng kỳ vọng sự thay đổi mô hình kinh doanh để cải thiện lợi nhuận một cách bền vững sẽ mất thời gian, vì nhiều ngân hàng trên toàn cầu cũng có chiến lược tương tự ”.
Tác động của việc Mỹ tăng lãi suất sẽ trái chiều đối với các nhà cho vay Nhật Bản. Mặt khác, doanh thu cho vay sẽ được hưởng lợi từ đó. Tuy nhiên, việc định giá lại lợi suất cho vay ở nước ngoài và đánh giá tổn thất đối với việc nắm giữ trái phiếu nước ngoài sẽ làm giảm vốn của các ngân hàng.
Việc tăng lãi suất ở Nhật Bản sẽ tích cực hơn đối với thu nhập của các ngân hàng do chi phí huy động vốn thấp từ lượng tiền gửi dồi dào. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, chất lượng tài sản có thể bị suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay.