A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển lãm Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam quy tụ hơn 3.000 thương hiệu làm đẹp

Chuỗi triển lãm quốc tế hàng đầu trong ngành làm đẹp tại Việt Nam gồm Vietbeauty, Cosmobeauté Vietnam, và Beautycare Plus đang đồng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minhiển lãm quốc tế hàng đầu trong ngành làm đẹp tại Việt Nam gồm Vietbeauty, Cosmobeauté Vietnam, và Beautycare Plus đang đồng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh, thu hút hơn 3.000 thương hiệu làm đẹp.

Với diện tích trưng bày lên đến 17.600m2, sự kiện quy tụ gần 600 đơn vị trưng bày đến từ hơn 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Pháp, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Việt Nam, Ý, Ấn Độ, Campuchia, Cộng hòa Séc, Indonesia...

der09453.jpg

Trong 3 ngày triển lãm (24-26/7/2025), nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp đã hiện diện, bao quát từ chuỗi cung ứng, đến thành phẩm và các sản phẩm, thiết bị chuyên nghiệp cho salon, thẩm mỹ viện, gồm: các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cơ thể và nước hoa; các giải pháp về thẩm mỹ y khoa, thiết bị spa và sáng kiến dành cho thẩm mỹ viện; các sản phẩm chăm sóc tóc, thiết bị tạo kiểu và nghệ thuật làm móng; nguyên liệu, hương liệu, máy móc sản xuất, gia công và bao bì.

dsc_2673.jpg

Bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, sự kiện còn mang đến chương trình B2B VIP Buyer, được thiết kế nhằm thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, đơn vị kinh doanh spa, phòng khám. Thông qua chương trình, khách tham gia sẽ có cơ hội đặt lịch hẹn trực tiếp với các nhà trưng bày, từ đó khám phá và tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới với các thương hiệu uy tín trên toàn thế giới.

dsc_2603.jpg

Ngoài ra, triển lãm còn tổ chức chuỗi hội thảo tập trung vào các chủ đề nổi bật như phát triển bền vững, nguyên liệu từ nông nghiệp sạch, công nghệ chống lão hóa và da liễu thẩm mỹ, xu hướng thương mại điện tử, các xu hướng mới trong chuỗi bán lẻ và hành vi tiêu dùng của Gen Z, các vấn đề nóng hổi về hội nhập cùng khối ASEAN, cùng ứng dụng AI trong ngành làm đẹp hiện đại.

Bắt tay mở ra cơ hội phát triển mới

Triển lãm Vietbeauty, một sự kiện thương mại quan trọng trong lĩnh vực làm đẹp của khu vực, và Cosmobeauté Vietnam, triển lãm quốc tế lâu đời và quy mô hoành tráng từ trước đến này của ngành làm đẹp với 16 năm hoạt động tại Việt Nam, bảo trợ bởi Cosmoprof Asia đã được kết hợp và diễn ra đồng thời. Quay trở lại với phiên bản năm 2025, Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam mang lại cơ hội giao thương quan trọng để khách tham quan chuyên ngành tìm kiếm nhà cung cấp, trở thành đối tác phân phối, bản lẻ trong ngành làm đẹp, với nhiều sản phẩm, dịch vụ từ gia công OEM/ODM, sản xuất, đóng gói, cung ứng nguyên liệu đến các sản phẩm hoàn chỉnh như mỹ phẩm, nước hoa, chăm sóc và làm đẹp móng, tóc. Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày các thiết bị và dụng cụ chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp dành cho spa, phòng khám, salon thẩm mỹ.

nam_3799.jpg

Thương hiệu triển lãm Beautycare Expo là nền tảng giao thương dành cho ngành làm đẹp quy tụ các đơn vị trưng bày trong nước và quốc tế. Sở hữu hai triển lãm chính: Beautycare Hanoi cung cấp các sản phẩm/dịch vụ làm đẹp toàn diện tập trung ở thị trường Hà Nội và Beautycare Plus triển lãm chuyên về nguyên liệu, hương liệu, bao bì đến sản xuất OEM/ODM cho ngành mỹ phẩm và ngành dược mỹ phẩm. Kể từ năm 2024, Beautycare Expo được sáp nhập vào Informa Markets Vietnam, trong đó triển lãm Beautycare Plus được tổ chức đồng thời cùng Vietbeauty & Cosmobeauté Vietnam tại TP.HCM. Sự kết hợp này không chỉ mở rộng phạm vi triển lãm mà còn gia tăng giá trị thương mại, hướng đến phát triển bền vững, phục vụ toàn chuỗi cung ứng ngành làm đẹp Việt Nam.

der09674.jpg

Hướng đến sự bền vững và thân thiện với môi trường

Những năm gần đây, ngành mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định và bền vững. Theo báo cáo mới nhất từ Kirin Capital, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2024 ước đạt hơn 2,4 tỷ USD tăng 3,4% so với năm 2023. Trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp ngày một phát triển, con số này dự báo tăng lên tới khoảng 2,7 tỷ USD vào năm 2027 tương đương mức tăng trưởng kép CAGR (2023 – 2027) đạt hơn 3,3%. Đáng chú ý, Singapore hiện đang dẫn đầu thị phần cung cấp mỹ phẩm, chất thơm và chế phẩm vệ sinh cho Việt Nam với gần 380 triệu USD trong 11 tháng 2024, chiếm hơn 29% thị phần. Nhà cung cấp lớn thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với hơn 174 triệu USD. Trung Quốc đứng thứ 3 với hơn 140 triệu USD, tương ứng thị phần 10,8%. Thái Lan và Mỹ cũng nằm trong top 5 nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam với trị giá nhập khẩu lần lượt là 139 triệu USD và 92 triệu USD.

der00101.jpg

Song song với sự thống trị của các thương hiệu quốc tế, thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu nội địa. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên và hữu cơ với mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. Theo Statista, thị trường mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ tại Việt Nam dự kiến vượt mức 62 triệu USD vào năm 2025, phản ánh xu hướng tiêu dùng hướng đến các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của người Việt. Phân khúc mỹ phẩm cao cấp trực tuyến hiện đạt giá trị khoảng 265 triệu USD (năm 2024) và được dự báo sẽ tăng lên 644 triệu USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tới 11%. Trong lĩnh vực TMĐT, Shopee nổi bật là nền tảng mua sắm mỹ phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, dẫn đầu thị phần.

Một xu hướng khác đáng chú ý tại thị trường Việt Nam là sự bùng nổ của mua sắm xã hội, đặc biệt thông qua livestream và influencer. Nghiên cứu của Wifi Talents năm 2024 khẳng định Live Shopping đang làm khuynh đảo thế giới e-commerce, với 73% người dùng nhấn nút "mua ngay" sau khi theo dõi các phiên livestream. Sự phát triển của mô hình này mở ra cơ hội rất lớn để các thương hiệu mỹ phẩm tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả với người tiêu dùng trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ Gen Z – những người có xu hướng tiêu dùng năng động và luôn tìm kiếm những trải nghiệm mua sắm mới mẻ.

Về mặt pháp lý, Việt Nam đang liên tục có các cải tiến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mỹ phẩm nội địa phát triển bền vững. Tháng 11/2023, Bộ Y tế Việt Nam đã đề xuất các quy định mới về quản lý mỹ phẩm nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao chất lượng và tính an toàn của sản phẩm sản xuất trong nước. Những quy định mới này giúp các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh công bằng hơn với sản phẩm nhập khẩu và giúp người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng tiếp cận hơn với các sản phẩm chất lượng, an toàn. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do quốc tế như CPTPP và EVFTA cũng góp phần giảm thuế quan, thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi và đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường nội địa.

dsc_2681.jpg

Hiện, xu hướng tiêu dùng bền vững và trách nhiệm với môi trường đang ngày càng phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Báo cáo thị trường của Hãng Nielsen ghi nhận quy mô thị trường công nghệ xanh và bền vững toàn cầu dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 24% trong giai đoạn dự báo (2021– 2027). Trong đó, sự bền vững là xu hướng làm đẹp và chăm sóc cá nhân nổi bật trong những năm trở lại đây. Thị trường mỹ phẩm “sạch” dự tính đạt 22 tỷ USD vào năm 2027, còn Net Zero sẽ trở thành tâm điểm chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn trong ngành. Với hơn 23 triệu kết quả tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm chăm sóc cá nhân từ nguyên liệu “thiên nhiên” và “organic” trên công cụ tìm kiếm Google, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm và đầu tư hơn nữa vào yếu tố này để tiếp tục cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết