A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thị trường xăng dầu: Gỡ “nút thắt” từ… điều hành

Để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tuân thủ quy luật thị trường, các quy định cần phải hạn chế biện pháp can thiệp mệnh hành chính.

>> Ổn định thị trường xăng dầu: Thay đổi cơ chế điều hành

Trong thời gian qua, tình trạng xăng dầu cạn kiệt đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành và địa phương trên khắc cả nước. Trong đó, việc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không có đủ nguồn tiền để nhập hàng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung bị đứt gãy cục bộ.

FF

Giá xăng dầu nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu quốc tế. Ảnh: Hương Giang - Duy Long

Thực tế, giá xăng dầu nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu quốc tế. Do đó có lúc giá xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh tùy vào mức giá nhập khẩu dầu thô. Việc áp một mức giá bán lẻ cố định sẽ dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp đầu mối phải bán lỗ vào những thời điểm giá dầu thế giới leo thang, do chi phí vận hành trong việc nhập khẩu, giá mua vào,… tại thời điểm đó sẽ khiến giá bán buôn cao hơn cả giá bán lẻ.

Một khi giá bán buôn của doanh nghiệp đầu mối cao hơn giá bán lẻ, nhưng quy định buộc họ không được phân phối với mức giá vượt quá giá bán lẻ đã quy định, thì tất yếu sẽ dẫn tới các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải tìm cách giảm lỗ bằng nhiều biện pháp như giảm mạnh chiết khấu cho các đối tác bán lẻ trên cả nước.

Trong đó có chiết khẩu 0 đồng và cả chiết khấu âm, đỉnh điểm là giảm giao dầu ở những địa điểm xa, bởi sẽ phát sinh thêm chi phí vận chuyển mà cả hai phía chắc chắn sẽ không ai chịu đứng ra chi trả. Bởi lúc này bên đầu mối đã bán với giá rất rẻ, thậm chí lỗ, còn bên bán lẻ thì đã chịu chiết khấu 0%, lợi nhuận cả hai bị bào mòn, nên từ đó mới dẫn tới tình trạng nhiều chủ cửa hàng bán lẻ xăng “bán mà không lời”, đóng cửa, hết tiền nhập hàng, thậm chí là không có hàng để bán.

Trước tình hình trên, Thủ tướng phạm Minh Chính cũng phân tích, xăng dầu thiếu cục bộ do giá chưa đúng quy luật thị trường. Thủ tướng nói, phải có lãi thì doanh nghiệp cung ứng mới làm và ngược lại. Nếu Nhà nước dùng biện pháp hành chính kêu gọi trong bối cảnh kinh tế thị trường rất khó.

Dưới sự nỗ lực bình ổn thị trường của Chính phủ, thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã không còn căng thẳng thiếu hụt xăng dầu và phần lớn người dân đã đổ xăng dễ như trước đây.

Tuy nhiên, thực tế trên phần nào cho thấy, chỉ mệnh lệnh hành chính và hô hào quyết tâm không chưa đủ mà hợp với cung cầu, đúng với thị trường tự khắc mọi việc sẽ ổn. Trong kinh doanh, đầu tư, chẳng ai dại gì đóng cửa hay chờ bị phạt khi mà bán có lãi, còn ngược lại họ không thể làm “nhà từ thiện”.

Tức là, cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay vẫn chưa hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp bán lẻ hoạt động rất khó khăn, có đơn vị thua lỗ vì chiết khấu thấp. Nếu giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn không có tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như hiện nay.

Việc này cũng có nghĩa, chúng ta chỉ có thể can thiệp thị trường bằng các biện pháp kinh thế thích hợp chứ không nên bằng các mệnh lệnh hành chính. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: “Không thể điều hành thị trường xăng dầu bằng biện pháp hành chính!”.

>> Bất ổn thị trường xăng dầu - Vì đâu nên nỗi?

>> Xăng dầu có bị thao túng giá?

gg

Cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay vẫn chưa hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Hương Giang - Duy Long

Cũng liên quan đến những bất ổn của thị trường xăng dầu nói riêng và nhìn rộng ra các lĩnh vực khác như Bất động sản, tín dụng…nói chung. Thêm một vấn đề đặt ra ở đây nữa đó là: Tại sao nền kinh tế đang có tiền mà chưa đưa ra được thị trường, trong đó có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính?

Chính “điểm nghẽn” và căn bệnh “có tiền không tiêu được” đó mà nhiều lúc nền kinh tế trở nên mong manh bởi sự chông chênh, sóng gió từ một số lĩnh vực, nhất là mặt hàng thiết yếu như xăng dầu. Đó chẳng phải là vấn đề quản lý hay sao? Chúng ta đang can thiệp một cách thô bạo vào nền kinh tế, mà chủ trương chúng ta hướng đến là nền kinh tế thị trường cơ mà.

Nói cách khác, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường.  Và loại hình độc quyền được coi là phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là độc quyền cơ chế hành chính và một số quy định của pháp luật cũng như các chính sách kinh tế hiện hành. 

Điều quan trọng là cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay vẫn chưa hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp bán lẻ hoạt động rất khó khăn, có đơn vị thua lỗ vì chiết khấu thấp. Nếu giải quyết được vấn đề này thì chắc chắn không có tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng như hiện nay.

Có thể nói, một chính sách tốt nhưng thiếu đi việc kiểm soát hành chính thì sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí là đi ngược lại với ý muốn chính sách. Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động hơn trong xây dựng thể chế, pháp luật, chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn.

Dĩ nhiên, quản lý bằng mệnh lệnh hành chính lúc nào cũng dễ hơn so với quản lý bằng quy luật thị trường bởi cách thứ nhì đòi hỏi phải nghiên cứu công phu quy luật, hiểu được những tác động qua lại rồi từ đó mới đề ra chính sách thích ứng.

Nhưng để xây dựng một nền kinh tế thật sự hội nhập không thể quay về với cách làm cũ, cách suy nghĩ cũ của thời bao cấp. Cần phải linh hoạt, mềm dẻo trong cách điều hành và cách tốt nhất là dùng các biện pháp kinh tế chứ không phải biện pháp hành chính.

  

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan