A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sức ép tỷ giá vẫn còn lớn

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75% và hứa hẹn sẽ lặp lại trong lộ trình, đã tạo sức ép đối với tỷ giá USD/VND.

>>> Nhóm ngành nào ảnh hưởng từ câu chuyện tỷ giá và lãi suất?

Tỷ giá USD/VND đang chịu áp lực tăng sau khi FED tiếp tục tăng lãi suất.

Tỷ giá USD/VND đang chịu áp lực tăng sau khi FED tiếp tục tăng lãi suất.

FED ngày càng “diều hâu”

Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều đã theo dõi sát chính sách lãi suất của FED để tham chiếu lãi mức lãi suất cho vay USD trên thị trường liên ngân hàng (LIBOR ); đồng thời điều chỉnh các chính sách điều hành của mình để hóa giải rủi ro và tìm điểm cân bằng trong mục tiêu ổn định đồng nội tệ, lạm phát.
Thế nhưng, chính sách ngày càng “diều hâu” của FED đã mang đến những áp lực lớn hơn so với dự đoán. Điều này gây ảnh hưởng lớn đối với những nền kinh tế có đồng nội tệ neo chặt với USD và độ mở kinh tế rộng như Việt Nam.

Đợt tăng lãi suất mới đây của FED đã đưa lãi suất cơ bản lên 3-3,25%. Hơn thế, trong biểu đồ thể hiện kỳ vọng FED dự định sẽ nâng lãi suất lên 4,4% vào cuối năm nay. Việc đứng ngoài xu hướng tăng lãi suất chung của toàn cầu mà Việt Nam đã nỗ lực, đến thời điểm này đã trở nên bất khả.

Động thái tăng lãi suất điều hành mới đây của NHNN sau hơn 2 năm đứng yên, vì vậy, được kỳ vọng làm giảm quy mô can thiệp ngoại hối cần thiết để ổn định VND, tránh ảnh hưởng nguồn dự trữ ngoại hối.

>>> Giá của ổn định tỷ giá

Sức ép tỷ giá ngày càng lớn

USD tăng không chỉ khiến các dòng vốn dịch chuyển rõ rệt hơn, mà còn làm trầm trọng thêm rủi ro lạm phát (thông qua việc tăng chi phí nhập khẩu), tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp.

Sức ép tỷ giá ngày càng lớn khi Fed dự kiến tiếp tục nâng lãi suất để ứng phó lạm phát. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Sức ép tỷ giá ngày càng lớn khi Fed dự kiến tiếp tục nâng lãi suất để ứng phó lạm phát. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính cho rằng, nếu FED tăng lãi suất nhiều lần với cường độ mạnh để kiểm soát lạm phát, thì chắc chắn tỷ giá USD/VND sẽ khó tránh khỏi tác động tâm lý. Điều này không chỉ tác động lên tỷ giá hối đoái mà còn khiến tăng chi phí vay và trả nợ nước ngoài bằng USD của Việt Nam (bao gồm nợ Chính phủ và doanh nghiệp).

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mọi mục tiêu của NHNN vẫn là tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Lãnh đạo NHNN khẳng định chủ trương điều hành tỷ giá là ổn định, chứ không cố định. Do đó có thể thấy với mức mất giá ước khoảng 4%, bất chấp những nỗ lực can thiệp sâu của NHNN bao gồm bán 13 tỷ USD dự trữ ngoại hối thời gian qua và đến nay theo nhiều thống kê, đã vượt trên 20 tỷ USD, khiến dự trữ ngoại hối về sát mức cảnh báo; thì dù VND có “lợi thế” mất giá chậm và thấp hơn mọi đồng tiền khác, nhưng vẫn đang có khả năng biến động.

 

Nguồn:diendandoanhnghiep.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan