A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển kinh tế bền vững: Giải pháp cho Net Zero từ đẩy mạnh tài chính xanh

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh hướng đến sự ổn định, bền vững, thịnh vượng của đất nước, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, sáng 26/11 tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV tổ chức “Diễn đàn kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Chương trình hân hạnh có sự đồng hành của các đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt  Nam (Agribank), Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex, Tổng Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC), Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico).

Tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Cấn Văn Lực nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu, đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Các giải pháp bao gồm chuyển đổi ngành công nghiệp, tăng cường quy định ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và các cam kết quốc tế như COP26, COP27, COP28. Ông chỉ ra, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, ước tính hàng chục nghìn tỷ USD toàn cầu, tập trung vào các dự án thân thiện môi trường (năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, nông nghiệp xanh, vận tải bền vững).

C:\Users\PCSK-THUSK\Desktop\AKST2153.JPG

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Cấn Văn Lực tại Diễn đàn

Nhấn mạnh thị trường tài chính xanh toàn cầu đang phát triển mạnh, ông Lực dẫn chứng căm 2023, tổng dư nợ thị trường nợ bền vững đạt 4,16 nghìn tỷ USD và lượng tín dụng và trái phiếu bền vững trong nửa đầu năm 2024 đạt 807 tỷ USD. Việc phát hành trái phiếu xanh, xã hội, bền vững và liên kết bền vững cũng đạt mức cao.

“Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình này. Về pháp lý, nhiều văn bản thúc đẩy tín dụng xanh đã được ban hành. Tổng dư nợ tín dụng xanh đạt 665 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,5% tổng dư nợ) và dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 3,2 triệu tỷ đồng (hơn 22% tổng dư nợ) tính đến tháng 9/2024. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu xanh còn khiêm tốn (khoảng 1,52 tỷ USD từ 2019 đến tháng 10/2024),” ông Lực nói.

Nhận thức thị trường về ESG và tài chính xanh ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tích hợp ESG vào hoạt động kinh doanh. 

Về cổ phiếu xanh, ông Lực cho biết Việt Nam tham gia Sáng kiến Sở giao dịch chứng khoán bền vững (SSE), thúc đẩy báo cáo ESG, nhưng việc áp dụng còn hạn chế đồng thời chỉ số VNSI dù hiệu quả hơn VN-Index song chưa phổ biến.

Ngoài ra, ông Lực chỉ ra các thách thức, bao gồm sản phẩm tài chính xanh thiếu đặc thù, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, thẩm định rủi ro khó khăn do thiếu chuyên gia, thiếu cơ chế phối hợp và ưu đãi, độ lệch thời hạn giữa dự án xanh dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Thêm vào đó, nhận thức thị trường về ESG và tài chính xanh ở Việt Nam còn thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tích hợp ESG vào hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở đó, ông Lực đề xuất các giải pháp về ban hành Danh mục "phân loại xanh," cơ chế đánh giá tác động môi trường, chính sách định hướng hành vi và hỗ trợ tài chính (thuế, phí, lãi suất, quỹ chuyển đổi xanh), thu hút đầu tư tư nhân, xây dựng hệ sinh thái tài chính xanh (mô hình 5Is), thành lập thị trường tín chỉ carbon, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu.

C:\Users\PCSK-THUSK\Desktop\AKST2345.JPG

Quang cảnh diễn đàn

“Đối với tín dụng xanh, Việt Nam cần xây dựng quỹ tái cấp vốn, quy trình thẩm định chuyên biệt và đào tạo cán bộ. Chứng khoán xanh cũng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát hành và tăng cường tuyên truyền. Mặt khác, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là mục tiêu quan trọng để thu hút đầu tư quốc tế,” ông Lực nói./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan