A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mỹ áp thuế đối ứng 46%: VCBS đánh giá chi tiết tác động đến gần 100 doanh nghiệp trong 17 ngành

Báo cáo nhanh của VCBS lưu ý tới ảnh hưởng của chính sách thuế lên một số doanh nghiệp trên sàn.

Ngày 2/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố Sắc lệnh áp thuế 10% với toàn bộ hàng hoá từ tất cả các quốc gia, có hiệu lực từ ngày 05/04/2025.

Bên cạnh đó, Mỹ sẽ áp thuế đối ứng, hiệu lực từ ngày 09/04, đối với hàng hóa từ các quốc gia/vùng lãnh thổ mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, theo đó thuế đối ứng mà quốc gia này áp cho Việt Nam là 46%. Tuy nhiên, mức thuế này có khả năng sẽ thay đổi sau cuộc đàm phán vào ngày 9/4 sắp tới.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong khi chờ đợi các thông tin về quyết định thuế quan cuối cùng, có thể xuất hiện áp lực tăng lên tỷ giá. Mặc dù vậy, VCBS vẫn kỳ vọng chính sách tiền tệ có thể được điều hành theo chiều hướng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp, và hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Báo cáo nhanh của VCBS cũng lưu ý tới ảnh hưởng của chính sách thuế lên một số doanh nghiệp trên sàn. Cụ thể:

Ngành Vật liệu xây dựng (VLXD)

Một số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ thuế ở mức trung lập như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG), khi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ không cao (2%–10%). Đây là những sản phẩm không nằm trong danh mục chịu thuế đối ứng, chỉ chịu Thuế theo Mục 232, mức Thuế 25% đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ.

Nhựa Bình Minh (BMP) gần như không xuất khẩu sang Mỹ nên hầu như không chịu ảnh hưởng từ luật thuế mới.

Phú Tài (PTB): Sản phẩm đá ốp lát thạch anh Xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu (chiếm 60%). Do sản phẩm đá ốp lát nằm trong danh sách bị áp thuế 25% từ 9/4, tác động rất tiêu cực.

Vicostone (VCS): Sản lượng đá ốp lát nhập khẩu vào Mỹ có xu hướng giảm kể từ 2023 đến nay. Thuế nhập khẩu hiện là 0% và không chịu mức thuế CBPG hay trợ cấp nào. Sau 9/4, thuế mặt hàng đá thạch anh lên tới 46%, tác động là rất tiêu cực.

Viglacera (VGC): Doanh số xuất khẩu năm 2024 của VGC chiếm ~9% tổng doanh thu cả năm, do đó vậy tác động đến ngành VLXD của Viglacera là không quá đáng kể. Tuy nhiên, việc áp thuế có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu thuê KCN trong thời gian tới của VN, mảng này hiện đang chiếm 23% doanh thu năm 2024.

Ngành Dệt may

Các công ty dệt may như Thành Công (TCM), TNG, May Sông Hồng (MSH), Vinatex (VGT), Sợi Thế Kỷ (STK) đều chịu tác động rất tiêu cực do thuế nhập khẩu từ Mỹ tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn, May Sông Hồng lên tới 80%. Lý do là Mỹ đánh thuế lên hàng dệt may từ Việt Nam, trong khi đánh thuế thấp hơn với Ấn Độ và Bangladesh là hai đối thủ cạnh tranh chính trong ngành dệt may xuất khẩu.

Ngành Thực phẩm

Vĩnh Hoàn (VHC) sản phẩm chính là cá tra: 32% doanh thu XK sang Mỹ. Tác động rất tiêu cực do giảm lợi thế cạnh tranh.

Navico (ANV), IDI: Tỷ trọng XK cá tra nhỏ nên ảnh hưởng trung lập.

Thực phẩm Sao Ta (FMC), Minh Phú (MPC) có sản phẩm tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao (FMC ~34%, MPC ~27%) nên chịu tác động rất tiêu cực.

Camimex (CMX): Tỷ trọng xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ 0.29%, chịu tác động trung lập.

Ngành Hoá chất

Đức Giang (DGC) có sản phẩm chính là photpho bị ảnh hưởng không đáng kể, trong khi Cao su Đà Nẵng (DRC) có sản phẩm chính là săm lốp: Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 28% doanh thu năm 2024, chịu tác động rất tiêu cực.

Ngành Vận tải/Cảng

Gemadept (GMD), Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), Vận tải Biển Việt Nam (VOS), Container Việt Nam (VSC): Chịu tác động tiêu cực do gián tiếp từ hoạt động XNK hàng hóa Mỹ.

Vận tải Dầu khí (PVT) chịu tác động trung lập do thị trường chính không bị ảnh hưởng lớn.

Ngành Ngân hàng

Các ngân hàng bị ảnh hưởng trung lập. Tuy nhiên, ngân hàng có tỷ trọng nợ FDI lớn có thể bị ảnh hưởng gián tiếp.

Ngành Dầu khí


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết