A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lan tỏa hiệu ứng giảm lãi vay

Hiện đã có một số ngân hàng tuyên bố giảm lãi vay. Theo nhiều chuyên gia, cần có thêm lực đẩy từ phía NHNN để làn sóng này lan tỏa rộng hơn.

Không chỉ các “ông lớn” ngân hàng có vốn của Nhà nước, mà cả một số ngân hàng TMCP tư nhân cũng tham gia vào làn sóng này.

p/SHB vừa công bố giảm lãi vay từ 1,5- 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

SHB vừa công bố giảm lãi vay từ 1,5- 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Cơ hội vốn giá rẻ

Làn sóng giảm lãi vay được bắt nguồn từ Vietcombank khi mà cuối tháng 11 vừa qua, nhà băng này tuyên bố giảm 1% lãi vay đối với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu trong 2 tháng cuối năm. Lực đẩy càng thêm mạnh khi Agribank cũng tuyên bố giảm tiếp 20% so với lãi vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng VND tại thời điểm 30/11/2022...

Nhiều NHTMCP tư nhân cũng theo chân các ông lớn này giảm lãi suất cho vay như HDBank, ACB, VIB, SHB… Trong đó, SHB cũng đã giảm lãi vay từ 1,5- 2%/năm cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp…

Động thái giảm lãi vay của các ngân hàng cùng việc nới room tín dụng của NHNN đã mở ra cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm.

>>> TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: NHNN có hạ lãi suất?

Cần thêm lực đẩy

Tuy nhiên, hiện số ngân hàng giảm lãi vay đã bắt đầu từ chỗ đếm trên đầu ngón tay, tăng dần lên. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi việc giảm lãi vay hay không, giảm ở mức nào phụ thuộc rất lớn vào năng lực của từng nhà băng.

Vì lẽ đó, để lan tỏa hiệu ứng giảm lãi vay, một chuyên gia ngân hàng cho rằng NHNN nên đẩy mạnh bơm vốn với lãi suất thấp qua thị trường mở. Điều này một mặt sẽ hỗ trợ thanh khoản để các ngân hàng mạnh tay cho vay khi room tín dụng được nới; mặt khác nó cũng giúp giảm chi phí vốn của các nhà băng.

“Khó khăn lớn nhất hiện nay của các ngân hàng là vấn đề thanh khoản. Đó chính là lý do các ngân hàng dè dặt cho vay cho dù dưa địa tín dụng vẫn còn khá lớn. Nếu tín dụng không tăng được thì hiệu quả của việc giảm lãi vay cũng bị hạn chế khá nhiều”, vị chuyên gia này cho biết và nhấn mạnh NHNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, đặc biệt là với những hiện tượng tăng lãi suất huy động cao bất thường.

Ông Nguyễn Đình Tùng– Tổng giám đốc OCB cũng cho rằng, việc kiểm soát huy động đầu vào để giảm lãi suất đầu ra là rất cần thiết. Bởi vì, chi phí tài chính quá cao dẫn đến các khoản vay rất rủi ro. Do đó, việc ngày càng nhiều ngân hàng giảm lãi vay được kỳ vọng lan toả trở thành xu hướng thị trường, có thể phần nào giúp “hạ nhiệt” mặt bằng lãi suất chung.

 

Nguồn:diendandoanhnghiep.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan