A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá xăng dầu hôm nay (21/3): Có thể giảm mạnh

Giá xăng dầu bán lẻ trong kỳ điều hành ngày hôm nay (21/3) được dự báo giảm sâu theo giá xăng dầu thế giới.

Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương ghi nhận giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore ở chu kỳ này giảm so với kỳ điều hành ngày 13/3. Cụ thể, tính đến ngày 16/3, giá bán lẻ tại thị trường Singapore với xăng RON92 là 88,7 USD/thùng, RON95 là 93,04 USD/thùng, dầu hỏa là 93,38 USD/thùng, dầu diesel là 91,9 USD/thùng, dầu mazut là 404,71 USD/tấn. Như vậy so với chu kỳ trước, bình quân giá xăng RON 92 đến ngày 16/3 giảm 2,924 USD/thùng, bình quân giá xăng RON 95 giảm 2,546 USD/thùng. 

Tương tự, bình quân giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 16/3 cũng giảm mạnh so với chu kỳ trước. Cụ thể, bình quân giá dầu diesel là 96,387 USD/thùng, dầu hỏa là 97,613 USD/thùng, dầu mazut là 417,517 USD/tấn. Ở chu kỳ trước, bình quân giá dầu diesel là 103,145 USD/thùng, dầu hỏa là 104,331 USD/thùng và dầu mazut là 453,495 USD/tấn. Như vậy, so với chu kỳ trước, bình quân giá dầu diesel từ 14-16/3 giảm 6,758 USD/thùng, dầu hỏa giảm 6,718 USD/thùng, dầu mazut giảm 35,978 USD/tấn.

Theo dự báo của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng, tại kỳ điều hành ngày hôm nay (21/3), giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm mạnh. Theo đó, mức giảm cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc điều hành quỹ Bình ổn giá. Mức giảm cao nhất có thể lên đến 1.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu. 

Trước đó, tại kỳ điều hành ngày 13/3, giá các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá xăng RON 95 tăng 490 đồng/lít, giá bán là 23.810 đồng/lít. Giá xăng RON 92 tăng 380 đồng/lít, lên 22.800 đồng/lít. Dầu diesel tăng 250 đồng/lít, giá bán không cao hơn 20.500 đồng/lít; dầu hỏa tăng 240 đồng/lít, giá bán lên 20.710 đồng/lít.

Cũng tại kỳ điều hành này, nhà điều hành ngừng chi Quỹ bình ổn giá đồng thời tăng trích Quỹ bình ổn giá xăng so với kỳ trước. Theo đó, trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng RON 95 tăng từ 200 đồng/lít lên 300 đồng/lít. Xăng E5 tăng từ 250 đồng/lít lên 300 đồng/lít. Dầu diesel giảm từ 500 đồng/lít xuống 300 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua 8 lần điều chỉnh giá, trong đó có 5 lần tăng, 2 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

LIên quan đến vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng: “Mức tăng, giảm còn phụ thuộc 70% vào địa chính kinh tế trên thế giới thay đổi, nhu cầu sản xuất thì giá xăng dầu có thể tăng lên, khi giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế, đây là bài toán mà chúng ta phải chủ động để dự trữ xăng dầu, cách mạng lại chuỗi cung ứng, tổ chức hạch toán kinh tế, tập trung vào đầu mối quản lý”.

Để thị trường xăng dầu cần vận hành ổn định và bền vững hơn, các lực lượng quản lý thị trường cần bám sát, phối hợp tốt với các địa phương. Đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để nâng cao hiệu quả kiểm soát thị trường không chỉ đối với xăng dầu mà còn nhiều mặt hàng khác. 

“Chúng ta phải chủ động dự trữ, chủ động sản xuất trong đất nước. Về lâu dài cần phải chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh tranh, hạch toán tự chủ, Nhà nước chỉ quản lý chất lượng hàng hóa, chống buôn lậu gian lận thương mại. Doanh nghiệp bán lẻ sẽ tự quyết định việc điều chỉnh giá theo thị trường và biết cách tính toán chi phí cho việc kinh doanh xăng dầu của mình". - Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ. 

Theo ông Phú, để thị trường xăng dầu vận hành tốt, cần thay quỹ bình ổn bằng tiền thành quỹ dự trữ hiện vật, thực hiện tăng dự trữ dài hơi từ 3 - 6 tháng để đảm bảo bình ổn thị trường. Quỹ phải được hạch toán, thấp mua vào, cao bán ra. Ngoài ra, chuỗi cung ứng xăng dầu còn nhiều trung gian, nhiều đầu mối nhất ở khâu bán lẻ là cái phải gỡ bỏ, chúng ta cần phải hạch toán tự chủ, lời ăn lỗ chịu. Hạch toán độc lập quản lý vốn Nhà nước, không thể để doanh nghiệp họ phải lo dự trữ như hiện nay”. 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan