Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 26/6: PVC, IMP và VEA
VDSC điều chỉnh nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu IMP từ 65.800 đồng/cổ phiếu thành 68.500 đồng/cổ phiếu do hoạt động đấu thầu thuốc trên kênh ETC sôi nổi hơn dự kiến và kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục được duy trì khi năm 2024 đồng thời duy trì khuyến nghị tích lũy đối với cổ phiếu IMP.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) đánh giá Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (HNX: PVC) có hoạt động cốt lõi là hóa kỹ thuật/dung dịch khoan, sau hơn 30 năm PVC đã phát triển đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực dịch vụ - kinh doanh - sản xuất; cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho ngành công nghiệp dầu khí (tìm kiếm, thăm dò, khai thác, lọc hóa dầu…) và các ngành công nghiệp khác. Công ty hiện có thị phần trên 80% trong lĩnh vực dung dịch khoan trong nước và trong giai đoạn trước năm 2016 lĩnh vực này đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho PVC.
Với đặc thù của loại hình dịch vụ phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch khoan của các nhà thầu (như Vietsovpetro, PVEP, Đại Hùng POC, Phú Quý POC, Trường Sơn JOC, Lam Sơn JOC, Idemitsu, PVEP POC) giai đoạn từ 2015 trở đi khi hoạt động thăm dò và khai thác khâu thượng nguồn ngành dầu khí trở nên ảm đạm, lợi nhuận PVC theo đó cũng đã giảm sút nghiêm trọng. Các mảng hoạt động khác chỉ có thể giúp PVC duy trì tình hình kinh doanh có lãi.
Theo đó, ngoài mảng “cung cấp dung dịch khoan”, các hoạt động khác của PVC có thể kể đến như sản xuất và kinh doanh hóa chất phục vụ lĩnh vực hóa dầu, hóa chất các ngành công nghiệp khác như xi măng, sản xuất oxy già, nhựa đường biến tinh (bitumen), CO2… hoạt động này trong năm 2022 đã mang lại cho PVC 2.954 tỷ đồng doanh thu và 27,2 tỷ đồng LNST.
Tuy nhiên so với kết quả thực hiện giai đoạn trước 2016 với mức LNST từ 100 – 200 tỷ đồng thì mức lãi năm 2022 rất khiêm tốn.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng năm 2023, MASVN cho hay khâu thượng nguồn ngành dầu khí của PVC đã có những thông tin rất quan trọng đó là việc triển khai dự án Lạc Đà Vàng và khả năng siêu dự án Lô B – Ô Môn sẽ có quyết định đâu tư cuối cùng và triển khai từ cuối 2023. Các dự án này có thể mang lại khối lượng công việc lớn cho khâu thượng nguồn và từ đó giúp mảng “cung cấp dung dịch khoan” của PVC hoạt động trở lại, đóng góp lớn cho kết qua kinh doanh của doanh nghiệp từ 2023 trở đi.
Năm 2023, PVC đưa kế hoạch kinh doanh khá tương đồng với kế quả thực hiện năm 2022 với mức doanh thu 2.500 tỷ đồng và LNST 29,4 tỷ đồng. MASVN cho rằng kế hoạch trên dựa giả định mảng “cung cấp dung dịch khoan” vẫn đang thiếu việc. Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng PVC sẽ có hợp đồng cung cấp “dung dịch khoan” trong năm 2023 từ dự án Lạc Đà Vàng và ghi nhận doanh thu 3.500 tỷ đồng, LNST tương ứng 68 tỷ đồng.
Theo đó, MASVN khuyến nghị mua đối với mã cổ phiếu PVC, giá mục tiêu của PVC sẽ ở mức 23.500 đồng/cổ phiếu.
IMP: VDSC khuyến nghị tích lũy, nâng mức giá mục tiêu lên 68.500 đồng/cổ phiếu
Tháng 5/2023, doanh thu thuần và LNTT của IMP lần lượt là đạt 142 tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ) và 33 tỷ đồng (tăng 81% so với cùng kỳ), doanh thu hàng tự sản xuất vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu khi chiếm tới 99%. Doanh thu hai kênh bán hàng ETC và OTC tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, lần lượt đạt 65 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ) và 76 tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ).
Lũy kế 5 tháng 2023, doanh thu thuần và LNTT của IMP lần lượt là 774 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ) và 165 tỷ đồng (tăng 61% so với cùng kỳ), tương ứng hoàn thành 44% và 47% kế hoạch cho năm 2023, hoàn thành 37% và 38% dự phóng của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC).
VDSC cũng dự phóng KQKD cho quý II/2023 của IMP với doanh thu thuần và LNST lần lượt là 471 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ và giảm 2% so với quý trước) và 90 tỷ đồng (tăng 93% so với cùng kỳ và tăng 16% so với quý trước) với các giả định.
Theo VDSC, dịch Covid-19 có xu hướng quay trở lại trong tháng 1/2023 khiến cho doanh thu kênh OTC tăng đột biến, khi sự kiện này qua đi, doanh thu kênh OTC duy trì ổn định khoảng đạt 80 tỷ đồng trong bốn tháng sau đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng IMP sẽ duy trì được mức ổn định này trong tháng 6/2023. Doanh thu kênh OTC đạt 241 tỷ đồng (giảm 19% so với quý trước và tăng 13% so với cùng kỳ) trong quý II/2023.
Kênh ETC là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng cho IMP khi các kênh bệnh viện được khơi thông và các bệnh viện đã tổ chức đấu thầu nhiều hơn. Doanh thu kênh ETC đạt 226 tỷ đồng (tăng 27% so với quý trước và tăng 70% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, biên lợi nhuận gộp và biên LNST được mở rộng nhờ tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu kênh ETC có biên gộp cao hơn kênh OTC ối ưu quy trình vận hành sẽ giúp cho IMP giảm bớt được chi phí.
Năm 2023, VDSC dự phóng doanh thu thuần và LNST của IMP lần lượt là 2.110 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ) và 346 tỷ đồng (tăng 48% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu kênh ETC và OTC lần lượt là 975 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ) và 1.064 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ), EPS cho năm 2023 là 4.413 đồng.
VDSC cũng điều chỉnh nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu IMP từ 65.800 đồng/cổ phiếu thành 68.500 đồng/cổ phiếu do hoạt động đấu thầu thuốc trên kênh ETC sôi nổi hơn dự kiến và kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục được duy trì khi năm 2024 đồng thời duy trì khuyến nghị tích lũy đối với cổ phiếu IMP.
VEA: BVSC duy trì khuyến nghị trung lập, giá mục tiêu không đổi là 40.930 đồng/cổ phiếu
VAMA và Honda Việt Nam hiện đã công bố sản lượng tiêu thụ tháng 5/2023, cho thấy dấu hiệu suy yếu của cả thị trường xe máy và ô tô.
Honda Việt Nam cho biết doanh số bán xe máy tháng 5 giảm mạnh 31,5% so với tháng trước xuống còn 142.580 chiếc (giảm 8,3% so với cùng kỳ, mặc dù là mức so sánh thấp là do Việt Nam thiếu hụt linh kiện và bộ phận để sản xuất xe máy). Đáng chú ý, số liệu tháng 5/2023 là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021, ngoại trừ chỉ số tháng 2/2023 (140.669 chiếc khi số lượng ngày bán thấp hơn).
Vì xe máy thuộc nhóm hàng hóa không thiết yếu và trong giai đoạn tiêu thụ bão hòa, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) không kỳ vọng sẽ sớm thấy bất kỳ sự phục hồi có ý nghĩa. Tiêu thụ xe máy chậm có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (HoSE: VEA), vì lợi nhuận từ xe máy của Honda chiếm phần lớn lợi nhuận từ liên doanh của VEA (khoảng 80%).
Sản lượng tiêu thụ ô tô VAMA giảm xuống mức thấp ở mức 19.266 chiếc (giảm 6,8% so với tháng trước & 51,2% so với cùng kỳ), thấp nhất kể từ ngày tháng 10/2021 (tháng 9/2021: 12.296 chiếc). Xu hướng giảm đã duy trì kể từ tháng 11/2022, theo quan sát của BVSC, trong bối cảnh các yếu tố cơ bản vĩ mô khó khăn hơn (xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu và lãi suất cao cũng như khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn hơn).
Những người mua ô tô thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có, tỏ ra thận trọng trong việc chi tiêu cho các sản phẩm có giá trị lớn.
Trong cập nhật ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu gần đây, BVSC đã điều chỉnh giảm 14,1% dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của VEA xuống 6.455 tỷ (giảm 15,0% so với cùng kỳ), trước khi tăng trở lại 10,6% so với cùng kỳ trong năm 2024.
Với triển vọng ngắn hạn đầy thách thức, công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị trung lập đối với VEA với giá mục tiêu không đổi là 40.930 đồng/cổ phiếu (Upside: 6,6%), định giá công ty ở mức P/E hợp lý giữa năm 2024 là 8,0x.