Cải thiện tín nhiệm quốc gia: Tài chính công vững mạnh
Một trong các giải pháp chủ yếu của Đề án là xây dựng nền tài chính công vững mạnh, mở rộng cơ sở thu bền vững để cải thiện các chỉ số nợ và thúc đẩy củng cố tài khóa.
LTS: Việc phê duyệt “Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030” thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong nỗ lực xây dựng nền tài chính công vững mạnh.
Nợ xấu phải được ngăn ngừa từ trước khi phát sinh, chứ không phải đợi đến khi có thì mới xử lý. Tình hình nợ xấu hiện nay có một số vấn đề đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, nợ xấu hiện nay vẫn chưa vào nội bảng của các ngân hàng, bởi vì chúng ta còn có tác động của việc giảm các khoản nợ chịu ảnh hưởng từ địa dịch COVID-19 đến ngày 30/6/2022.
Thứ hai, với nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi như hiện nay, các ngân hàng chấp nhận câu chuyện đó để đẩy tín dụng và giúp các doanh nghiệp phục hồi, cho nên nợ xấu vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn ở thời điểm này. Bởi vì vẫn còn có độ trễ để cho các doanh nghiệp phục hồi và độ trễ đó cũng do các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đưa ra, nên chưa phản ánh vào nội bảng trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu bắt đầu hết 30/6/2022, các ngân hàng buộc phải công bố tình trạng nợ xấu và trích lập dự phòng mà một số ngân hàng đã chủ động thiết lập, một số thì chưa. Còn ngân hàng nào buộc phải trích lập dự phòng ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay, thì sẽ là một ảnh hưởng lớn đến dòng tín dụng vào nền kinh tế, dẫn tới việc dòng vốn không được khơi thông cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đó. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ xử lý nếu tình trạng nợ xấu phát sinh.
Giải quyết nợ xấu tận gốc có hai mặt, trong kinh nghiệm giải quyết xử lý nợ xấu trước đây, giai đoạn năm 2011 – 2013, Chính phủ đã lập ra công ty Quản lý tài sản (VAMC) để loại bỏ các khoản nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, giúp ngân hàng khơi thông dòng vốn cho vay và xử lý dần nợ xấu. Đây gọi là một dạng “hoãn binh” để các ngân hàng có thời gian xử lý.
Ngoài ra, xử lý nợ xấu triệt để thì phải nằm từ phía ngân hàng, trong vòng 7-8 năm trở lại đây, một trong những chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, là có các chỉ đạo hỗ trợ ngân hàng thương mại tăng cường năng lực nội tại của mình trong việc quản lý rủi ro, từ đó kiểm soát nợ xấu tận gốc. Tức là nợ xấu phải được ngăn ngừa từ trước khi phát sinh, chứ không phải đợi đến khi có thì mới xử lý.
Về xếp hạng tín nhiệm quốc gia có cấu phần quan trọng là xếp hạng về hệ thống ngân hàng. Vì thế, xử lý nợ xấu chắc chắn là cách giúp tăng cường tốt nhất cho hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang được các hãng xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế đánh giá ở mức rất triển vọng và xếp hạng quốc gia cũng như vậy. Cũng vì thế, nghiệp vụ của chúng ta là phải tăng cường các điểm xếp hạng.