A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ảm đạm thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á

Mặc dù có sự tăng trưởng nhẹ tại các thị trường nhỏ nhưng nhìn chung thị trường giao đồ ăn công nghệ tại Đông Nam Á năm vừa qua đã phải đối diện với những khó khăn nhất định.

Theo đó, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của các nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á năm 2022 đã tăng ở mức khiêm tốn 5% lên 16,3 tỷ USD, chủ yếu nhờ các thị trường tương đối nhỏ hơn là Malaysia, Philippines và Việt Nam, trong khi các thị trường lớn hơn như là Indonesia, Thái Lan và Singapore, đều ghi nhận sự sụt giảm, theo một báo cáo của Momentum Works, công ty khảo sát thị trường có trụ sở tại Singapore cho biết.

Ba thị trường lớn nhất đều ghi nhận sự sụt giảm GMV vào năm 2022, do nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ: việc mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch Covid ở Singapore đã chuyển nhu cầu dịch vụ thực phẩm từ trực tuyến sang ngoại tuyến, trong khi ở Thái Lan, việc chính phủ rút trợ cấp sau tháng 10 năm 2022 cũng như lũ lụt trong nửa cuối năm đóng vai trò quan trọng.

Ở chiều ngược lại, Malaysia, Philippines và Việt Nam, ba thị trường nhỏ hơn, đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, khi những người chơi bao gồm Grab và ShopeeFood mở rộng thâm nhập thị trường của họ, theo Momentum Works cho biết.

Grab đã lần lượt chiếm vị trí dẫn đầu thị phần tại Malaysia và Việt Nam từ Foodpanda và ShopeeFood, và hiện đóng góp 54% tổng GMV nền tảng của khu vực. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, ShopeeFood đã buộc phải giảm các ưu đãi trong cuộc chiến giành thị phần với Grab, trong khi Foodpanda được đồn đại là đang trong quá trình rút khỏi một số thị trường trong khu vực, theo Momentum Works.

>>>Lazada lấy gì “đấu” Shopee?

>>>Khi Shopee “thắt lưng buộc bụng”

Cuộc chiến giữa GrabFood và ShopeeFood tại Việt Nam

Trên thực tế, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự thay đổi của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Xu hướng áp dụng công nghệ rộng rãi đã từng bước thay đổi quy trình sản xuất truyền thống, góp phần tạo ra nguồn thực phẩm sạch hơn, chất lượng hơn nhưng vẫn giảm thiểu tối đa chi phí, nhân lực.

GrabFood vẫn đang chiếm ưu thế nhưng sẽ tiếp tục duy trì vị trí của mình?

GrabFood vẫn đang chiếm ưu thế nhưng liệu họ có thể tiếp tục duy trì vị trí của mình?

Đó chính là khởi nguồn sự ra đời của công nghệ thực phẩm hay còn gọi là FoodTech. Lĩnh vực này liên quan đến sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số với sản xuất thực phẩm, giao hàng thực phẩm, chuẩn bị thực phẩm, bán sản phẩm, khoa học thực phẩm, chế biến thực phẩm hoặc các dịch vụ liên quan đến thực phẩm khác. Trong đó, giao đồ ăn được coi là một tiểu ngành trong lĩnh vực FoodTech.

Theo Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa của các nền tảng giao đồ ăn tại Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2022, tăng từ 800 triệu USD vào năm 2021. Trong số đó, Grab đang chiếm thị phần lớn nhất với 45%, tiếp theo là ShopeeFood 41%, Baemin 12% và Gojek 2%.

Nhìn vào những con số trên, có thể thấy phần lớn thị phần trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam đang tập trung vào tay của hai ông lớn là GrabFood và ShopeeFood. Sự so kè của cả hai đang khiến thị trường nóng nên từng ngày, nhưng có vẻ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không chắc chắn đang khiến cả hai cũng phải xem xét lại các ưu đãi, khuyến mãi.

Lịch sử khu vực đã từng chứng kiến một cuộc đua “đốt tiền” giữa Uber và Grab ở lĩnh vực gọi xe trong những năm trước đây. Khi thị trường bị phân mảnh và các bên tham gia vào một cuộc cạnh tranh gay gắt, việc ai “bạo chi” hơn người đó sẽ là bá chủ. Bởi đến một lúc nào đó, đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn và buộc phải bán mình, đây chính là cái cách Uber rời khỏi Đông Nam Á vào năm 2018, và nhường lại ngai vàng cho Grab.

Grab gần đây đang gặp những khó khăn nhất định khi buộc phải cắt giảm những chi tiêu, liệu ShopeeFood có thể nắm lấy cơ hội để vươn lên dẫn đầu tại thị trường Việt Nam? Câu trả lời có lẽ còn ở phía trước.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết