A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao lợi nhuận của PVD dương trở lại?

Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) cho thấy doanh thu và lợi nhuận đã dương trở lại trong quý 4/20232. Vậy đâu là động lực trở khiến PVD trở lại đường đua?

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022. Theo đó, riêng quý 4, doanh thu thuần của PVD đạt 1.458 tỷ đồng – tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán chỉ tương đương cùng kỳ nên lãi gộp đạt gần 261 tỷ đồng, tăng 92% so với quý 4/2021.

Trong kỳ, PVD thu về 35 tỷ đồng doanh thu tài chính tăng 25% so với cùng kỳ nhưng chi phí tài chính cũng tăng mạnh từ 43 tỷ đồng lên hơn 87 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng cao. Chi phí  quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi lên hơn 178 tỷ đồng. Với việc chịu thêm khoản lỗ khác 11,5 tỷ đồng khiến PVD lãi trước thuế còn 36 tỷ đồng giảm 33% . Nhờ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tăng cao nên lợi nhuận sau thuế của PVD đạt hơn 53 tỷ đồng tăng  6% so với quý 4/2021.

Như vậy, với lợi nhuận dương trở lại trong quý 4 giúp doanh nghiệp giảm lỗ cả năm.  Báo cáo mới đây của  Công ty Chứng khoán Yuanta cho thấy, với việc các giàn khoan thuộc sở hữu của PVD có lịch khoan kín trong nửa cuối 2022, Yuanta dự án doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có sự tăng trưởng dương trở lại. Dù lãi không cao, tuy nhiên, để có cái nhìn công bằng về doanh nghiệp, cần phải chú ý rằng phần lớn lỗ của PVD trong năm 2022 đến từ lãi/lỗ tỷ giá – vốn là lợi nhuận mang tính kế toán (có thể đảo chiều do biến động của tỷ giá) và nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

Theo Yuanta nhìn vào lịch khoan tương đối kín của PVD trong nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023, có thể thấy ban lãnh đạo của PVD đã có sự nỗ lực trong việc tìm kiếm các hợp đồng dài hạn đem lại phương án tăng trưởng ổn định hơn cho PVD trong những năm tới dù được dự báo là rất khó khăn.

Dự báo lợi nhuận năm 2023 của PVD, các chuyên gia cho rằng, giá cho thuê và tỷ suất sử dụng giàn khoan giúp PVD cất cánh. Động lực chủ đạo hỗ trợ cho sự phục hồi tích cực cho PVD đến từ 3 yếu tố chính, đó là giá cho thuê giàn khoan bình quân của năm 2023 dự kiến tăng mạnh so với năm 2022. Theo đó, tỷ suất hoạt động của các giàn khoan của PVD có sự tăng trưởng mạnh và rủi ro VND mất giá trong năm 2023 sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2022.

 Được sự hỗ trợ đến từ 3 yếu tố trên, doanh thu của PVD trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt 6.906 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của PVD trong năm 2023 được dự kiến sẽ đạt mức 430,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 349,9 tỷ đồng. Với phương pháp định giá và khuyến nghị đầu tư, Yuanta sử dụng bình quân của phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ phiếu PVD tại mức giá mục tiêu là 22.500 đ/cổ phiếu.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, theo dự báo của Bloomberg, rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do FED và các ngân hàng trung ương trên thế giới đồng loạt tăng lãi suất, có thể sẽ khiến giá dầu sụt giảm và trong 6 tháng đầu năm 2023,sẽ tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với triển vọng nền kinh tế Trung Quốc mở cửa lại trong năm tới, sự thâm hụt giữa cán cân cung cầu xăng dầu sẽ được thiết lập trở lại trong nửa cuối năm 2023; Cùng với nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đã thúc đẩy đầu tư vào khâu thượng nguồn ngành dầu khí tăng trở lại trong năm 2023 và được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong những năm tới; Đây sẽ là cơ hội cho PVD và ngành dầu khí nói chung trở lại đường đua, sau nhiều 02 năm gián đoạn về đại dịch Covid-19. Do vậy trong ngắn hạn tình hình kinh doanh PVD có nhiều khó khăn, song trung hạn với nhu cầu năng lượng cùng hàng loạt các giàn khoan tỷ lệ cho thuê lấp đầy, nhà đầu tư có thể xem xét về cổ phiếu PVD cho mục tiêu xa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan