A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VCSC được "bơm" vốn 100 triệu USD, đánh giá thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn khu vực

CTCK Bản Việt (VCSC) vừa đón nhận thêm khoản vay hợp vốn 2.300 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD), bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh và sẵn sàng chờ đón thị trường khi tăng trưởng trở lại.

Theo VCSC cho biết, khoản vay hợp vốn từ nhóm các ngân hàng hàng nước ngoài được đứng đầu thu xếp bởi Mega International Commercial Bank (Megabank) thông qua chi nhánh Offshore Banking. Khoản vay có mức lãi suất ngắn hạn theo thị trường tiền tệ quốc tế.

Dù TTCK biến động, các CTCK vẫn đánh giá triển vọng tích cực và sẵn sàng bổ sung nguồn vốn để đáp ứng

Dù TTCK biến động, các CTCK vẫn đánh giá triển vọng tích cực và sẵn sàng bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư, đặc biệt margin của khách hàng

Trước khi thu xếp thành công khoản vay hạn mức 100 triệu USD lần này, VCSC cũng đã thu xếp thành công hai khoản vay hợp vốn tín chấp khác vào tháng 11/2021 và vào tháng 5/2020.

Cụ thể, vào tháng 11/2021, VCSC đã có khoản vay hợp vốn tín chấp với hạn mức 100 triệu USD và quyền được mở rộng lên tới 150 triệu USD. Khoản vay hợp vốn từ nhóm các ngân hàng hàng nước ngoài được đứng đầu thu xếp bởi Maybank Kim Eng Securities cùng với Malayan Banking Berhad (chi nhánh Singapore) là một trong các bên cho vay.

Trước đó, tháng 5/2020, CTCK này cũng đón nhận khoản vay hợp vốn tín chấp 40 triệu USD từ nhóm các ngân hàng dẫn đầu bởi Ngân hàng Sinopac.

Các khoản vay hợp vốn từ các định chế quốc tế thông thường sẽ dành cho các ngân hàng, công ty chứng khoán có năng lực và uy tín, do nguồn vốn thu xếp thường lớn với chi phí rẻ và đây là điều kiện để các bên tiếp nhận có chi phí vốn cạnh tranh, tăng cường đẩy mạnh các mảng kinh doanh của công ty.

VCSC cho biết nguồn vốn vay trên sẽ được VCSC phân bố vào các hoạt động của mảng dịch vụ môi giới chứng khoán và mảng dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay margin, với mức chi phí và khối lượng cạnh tranh.

Cơ cấu vốn hóa của thị trường theo ngành tính đến cuối tháng 4/2022

Cơ cấu vốn hóa của thị trường theo ngành tính đến cuối tháng 4/2022 (nguồn: VCSC)

Không chỉ VCSC mà các CTCK lớn trên thị trường như SSI, HSC... trong suốt thời gian qua cũng đã thu xếp để ký kết các khoản vay hợp vốn lớn từ các định chế nước ngoài nhằm tăng nguồn lực kinh doanh và đáp ứng nhu cầu margin của nhà đầu tư trên thị trường. Tính đến hết quý I/2022, nhiều CTCK đã vượt trần cho vay (200% so với vốn chủ sở hữu), và trên toàn thị trường, dư nợ margin đã lên tới trên 200.000 tỷ đồng. Những diễn biến suy thoát trượt từ đỉnh của các chỉ số trong hơn 2 tháng qua cũng đang đẩy nhiều nhà đầu tư vào trạng thái nhận call margin, đẩy thị trường vào áp lực bán giải chấp, thiếu cầu, dư cung.

Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, các CTCK vẫn đánh giá sức hấp dẫn và triển vọng của TTCK Việt Nam. Báo cáo thị trường tháng 4/2022 của VCSC ghi nhận, chỉ số VN-Index có tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020; Tất cả các ngành đều đồng loạt giảm điểm; Thanh khoản thị trường sụt giảm với giá trị giao dịch trung bình ngày (ADTV) trong tháng 4 trên tổng cả 3 sàn giảm 16,0% xuống 1,2 tỷ USD, với ADTV trên sàn HSX giảm 32,5% còn 980 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung 4 tháng đầu năm, ADTV trên tổng 3 sàn tăng 48,4% so với cùng kỳ đạt 1,3 tỷ USD, trong đó ADTV trên sàn HSX tăng 50,7% so với cùng kỳ đạt 1,1 tỷ USD.

Tuy nhiên những tín hiệu tích cực đáng chú ý là: Khối ngoại trở lại mua ròng sau 8 tháng liên tiếp bán ròng. Bên cạnh đó, mùa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 đã ghi nhận kết quả tích cực. 

P/E (trượt) của Việt Nam được đánh giá hấp dẫn so với

P/E (trượt) của VN-Index được đánh giá hấp dẫn so với thị trường khu vực (nguồn: VCSC)

"Ngày 04/05/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm % nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát gia tăng. Chúng tôi cho rằng đợt tăng lãi suất này đã diễn ra theo đúng kỳ vọng của thị trường và đã được phản ánh trong đợt bán tháo của tháng 4/2022. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế của Việt Nam vẫn duy trì tích cực. PMI ngành sản xuất của Việt Nam đạt 51,7 điểm trong tháng, cho thấy hoạt động sản xuất mở rộng tháng thứ bảy liên tiếp. Ngoài ra, tỷ lệ việc làm được cải thiện với tốc độ nhanh nhất trong 1 năm qua khi các ca nhiễm COVID-19 giảm, điều này sẽ hỗ trợ thêm cho sản xuất và tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 4, P/E trượt của VN-Index đạt 14,9 lần, mức hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực như SET của Thái Lan là 18,3 lần, JCI của Indonesia là 19,1 lần và PCOMP của Philippines là 20,1 lần", VCSC nhận định.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan