Hợp tác giữa ngân hàng-Fintech là điều bắt buộc để tăng tốc thanh toán xuyên biên giới
Thanh toán xuyên biên giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang được chuyển đổi, được thúc đẩy bởi cả hành động của ngành và các sáng kiến pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Những tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc đã đạt được trong năm 2024, hỗ trợ thực hiện thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, bằng cách hài hòa các tiêu chuẩn, kéo dài thời gian hoạt động và khai thác các công nghệ tiên tiến như chuỗi khối và các hệ thống thanh toán nhanh (FPS).
Thách thức trong năm mới sẽ là tăng tốc đổi mới với quy mô lớn và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Điều này sẽ yêu cầu tất cả các bên liên quan – các ngân hàng thương mại, Fintech, ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý – cùng nhau tăng cường những hợp tác hiện có và đạt được các mối quan hệ đối tác mới.
Hành trình đến với thanh toán nhanh hơn và 24/24
Trong bối cảnh hiện nay, sự linh hoạt trong quản lý tiền mặt trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp hoạt động ở châu Á. Điều này có thể được thực hiện bằng các khoản thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, 24/7 và tiết kiệm chi phí được hỗ trợ bằng cách thúc đẩy các đổi mới trong thanh toán tức thời, xác minh danh tính, bảo mật và phòng chống gian lận.
Hệ thống thanh toán theo thời gian thực đang sẵn có ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó FPS (Hệ thống thanh toán nhanh hơn) của Hồng Kông và Nền tảng thanh toán mới của Úc là những ví dụ về hệ thống thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực kết hợp thành công năng lực của người dùng và doanh nghiệp.
Việc áp dụng hệ thống thanh toán theo thời gian thực sẽ tiếp tục khi ngày càng có nhiều quốc gia kết nối các hệ thống trong nước với cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia như mạng thanh toán xuyên biên giới của ASEAN. Ngoài ra, ngày càng có nhiều hoạt động thanh toán trong nước diễn ra 24/7, các quốc gia đang hỗ trợ các tổ chức phi ngân hàng trong các chương trình thanh toán theo thời gian thực và các thỏa thuận cấp độ dịch vụ đang biến thanh toán theo thời gian thực thành một phương thức thanh toán cuối cùng được ưu tiên để đẩy nhanh thanh toán xuyên biên giới.
Những thách thức đang ở phía trước
Cơ sở hạ tầng thanh toán toàn cầu cần phải là một mạng lưới có tính phổ biến, nghĩa là một công ty có thể, chỉ với một kết nối duy nhất, có được phạm vi tiếp cận và kết nối trên toàn thế giới với cơ sở hạ tầng ngân hàng toàn cầu cơ bản. Mạng lưới thanh toán toàn cầu cũng cần hoạt động như một khuôn khổ và hệ thống thanh toán bù trừ duy nhất có thể cho phép thanh toán theo thời gian thực cho hàng nghìn tổ chức hoạt động trong hệ sinh thái thương mại toàn cầu.
Quy mô của thử thách được đánh dấu bằng trải nghiệm của mạng SWIFT. SWIFT đã duy trì sự thống trị của mình trong thanh toán xuyên biên giới, với 90% các khoản thanh toán được gửi qua mạng đến ngân hàng người nhận trong vòng một giờ. Nhưng không phải tất cả các thị trường đều được hưởng lợi ích này một cách thống nhất, vì các yếu tố như tuân thủ quy định của địa phương và các yêu cầu xác minh nghiêm ngặt chống gian lận và rửa tiền sẽ làm tăng thêm thời gian xử lý.
Cơ sở hạ tầng cũng cần phát triển để có thể chống lại tội phạm mạng và những kẻ rửa tiền đang gia tăng việc khai thác các giao dịch tức thời xuyên biên giới chưa đủ mạnh do hệ sinh thái phức tạp và phân mảnh, thiếu một cơ quan quản lý hoặc chính sách bảo mật duy nhất.
Hợp tác như một chất xúc tác
Những thách thức này có thể được giải quyết bằng cách khai thác công nghệ thông qua sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại cũng như các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng thị trường, bao gồm trí tuệ nhân tạo và blockchain, với khả năng tương tác mở có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các giao dịch giữa tài khoản ngân hàng truyền thống và tài khoản tiền kỹ thuật số.
Các ngân hàng đã hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ để cung cấp các giải pháp thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực, dựa trên blockchain. Mặt khác, SWIFT đang mở rộng quan hệ đối tác với các công ty Fintech, từ đó, đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng hiện tại để giải quyết những thiếu sót trong giao dịch xuyên biên giới.
Hình dung về tương lai
Thanh toán xuyên biên giới dự kiến sẽ tăng trưởng, được thúc đẩy bởi thương mại điện tử và thanh toán B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Tuy nhiên, khi những nỗ lực triển khai một hệ thống thanh toán toàn cầu duy nhất và các quy định thống nhất gặp phải nhiều thách thức, tất cả các bên liên quan phải cùng nhau đưa ra các giải pháp có thể kết nối tốt hơn các cơ sở hạ tầng thanh toán đa dạng để hỗ trợ cho tăng trưởng.
Trong khi những nỗ lực hợp tác – được thúc đẩy bởi những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý – đang được tiến hành, thì vẫn cần phải làm nhiều việc hơn nữa. Đặc biệt thông qua các mối quan hệ đối tác đã phá vỡ thành công các rào cản để khai thác công nghệ và tạo ra một mạng lưới an toàn, tuân thủ và hiệu quả về mặt chi phí. Hy vọng năm 2025 sẽ chứng kiến những bước tiến quan trọng được thực hiện theo những hướng này và đưa thanh toán xuyên biên giới theo thời gian thực lên một tầm cao mới.