A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển giá, trốn thuế: Kịch bản “lỗ triền miên” của doanh nghiệp FDI

Những năm qua, tình trạng chuyển giá, trốn thuế vẫn đang là một vấn đề nhức nhối. Đáng nói, điệp khúc thua lỗ vẫn luôn diễn ra nhưng nhiều doanh nghiệp FDI lại không ngừng mở rộng quy mô…

Theo đó, theo thống kê từ Bộ Tài chính năm 2020, có hơn 14.100 doanh nghiệp FDI, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam báo lỗ. Điều đáng lưu ý rằng, có những doanh nghiệp FDI được cho là kinh doanh thuận lợi vẫn báo lỗ.

hihihihi

Coca Cola bị phạt và truy thu 821 tỷ đồng tiền thuế.

Doanh nghiệp FDI lỗ nhiều hơn lãi

Cụ thể theo Bộ Tài chính, trong tổng số 25.171 doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, chỉ có 10.125 doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh lãi, đạt 40,2% tổng số doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 báo lỗ lên tới 14.108 doanh nghiệp, tương đương với 56% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Số thua lỗ năm 2020 của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lên tới khoảng 151.064 tỉ đồng.

Theo phân tích của Bộ Tài chính thì một số doanh nghiệp FDI kinh doanh trong mảng viễn thông, phần mềm, được cho là hưởng lợi từ bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng báo lỗ nặng. Năm 2020, doanh thu nhóm doanh nghiệp FDI ngành viễn thông, phần mềm đạt 43.985 tỉ đồng, trong đó hai dự án FDI có doanh thu chiếm tỉ trọng lớn nhất nhóm ngành này là Công ty Airpay đạt 4.555 tỉ đồng (chiếm 10,35%) và Công ty Shopee 2.329 tỉ đồng, chiếm 5,25% tổng doanh thu nhóm ngành này.

Công ty Airpay và Công ty Shopee là hai doanh nghiệp FDI có doanh thu tăng mạnh trong năm 2020, mức tăng doanh thu của cả hai doanh nghiệp này là 2.964 tỉ đồng, đóng góp 58% tăng trưởng doanh thu của ngành.

Tuy doanh thu tăng cao, quy mô vốn đầu tư lớn (Công ty Shopee) và có sự mở rộng về quy mô (Công ty Airpay), nhưng hai doanh nghiệp FDI này vẫn báo lỗ, trong đó Công ty Shopee bị lỗ mất vốn, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước hạn chế. Số nộp ngân sách nhà nước của hai doanh nghiệp này lần lượt đạt khoảng 67 tỉ đồng và 48 tỉ đồng.

Từ thực tế này, Bộ Tài chính đánh giá: "Việc thu hút doanh nghiệp FDI có quy mô vốn lớn chưa hẳn là đã có đóng góp tích cực hơn vào nguồn thu ngân sách nhà nước, cũng như tác động tích cực đối với các chỉ tiêu tài chính của ngành".

Trường hợp Shopee, Bộ Tài chính cho biết vốn chủ sở hữu Shopee năm tài chính 2020 âm 1.463 tỉ đồng. Công ty này rơi vào tình trạng lỗ mất vốn do lỗ lũy kế của công ty vẫn tiếp tục tăng 31% so với năm 2019. Theo Bộ Tài chính, Shopee có thể gặp rủi ro tài chính khi thanh toán các khoản nợ đến hạn do tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn.

Lũy kế đến hết năm 2020, có 16.164 doanh nghiệp FDI báo lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính, chiếm 64% tổng số doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có báo cáo.

Tổng lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI tính đến hết năm 2020 ghi nhận lên tới 623.337 tỉ đồng, bằng 44% vốn đầu tư của chủ sở hữu. Con số này của năm 2020 tăng 12% số lượng doanh nghiệp FDI có lỗ lũy kế và tăng 20,1% về tổng số lỗ lũy kế so với năm 2019.

Nghịch lý là dù thua lỗ nhưng tổng tài sản của các doanh nghiệp FDI ghi nhận lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính năm 2020 vẫn đạt khoảng 2,91 triệu tỉ đồng, tăng 8,1% so với năm 2019.

Số lượng doanh nghiệp FDI lỗ mất vốn cùng kỳ theo Bộ Tài chính là 4.250 doanh nghiệp, chiếm 16,88% tổng số doanh nghiệp FDI có báo cáo, và tăng 22,7% về số lượng doanh nghiệp FDI lỗ mất vốn so với năm 2019.

Cũng theo số liệu của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), số thu nội địa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp FDI năm 2020 là 206.088 tỉ đồng, giảm 6.111 tỉ đồng so với năm 2019. Đây là năm đầu tiên trong giai đoạn 2016 - 2020 ghi nhận số thu nộp ngân sách nhà nước của khối doanh nghiệp FDI giảm so với những năm trước đó.

hihi

Coca Cola là trùm chuyển giá, một trong những biểu tượng chuyển giá ở Việt Nam

Doanh thu tăng…vẫn lỗ

Một trong những kịch bản “lỗ triền miên” dậy sóng dư luận không thể không nhắc đến, đó là “kịch bản lỗ” của Coca Cola Việt Nam. Theo đó, cuối tháng 12/2019, Tổng cục Thuế đã ban hành quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam (Coca Cola Việt Nam) với tổng số tiền lên đến hơn 821 tỷ đồng.

Liên quan đến thương hiệu này, bạn đọc cần phải biết, ngày 8/5/1886, Coca Cola được John S.Pemperton sáng chế và bán tại hiệu thuốc Jacobs tại Mỹ. Trong suốt năm này, mỗi ngày Coca Cola bán được trung bình 9 ly, đánh dấu sự ra đời của hãng nước giải khát hàng đầu thế giới. Gần 100 năm sau, vào tháng 2/1994, Coca Cola đặt chân vào thị trường Việt Nam với số vốn đầu tư 163 triệu USD, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam.

Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và Thực phẩm Vinafimex được thành lập đặt trụ sở tại miền Bắc. Tiếp nối liên doanh này là Coca Cola Chương Dương tại miền Nam. 3 năm sau đó, vào tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.

Tuy nhiên, các liên doanh đều không có lãi, khiến các đối tác Việt Nam với năng lực tài chính yếu hơn không thể trụ vững. Tháng 10/1998, Chính phủ cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách này giúp Coca Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam, sở hữu toàn bộ 3 liên doanh, để rồi năm 2001 chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, với số vốn đầu tư 350 triệu USD. Khi đó, tổng công suất 3 nhà máy của Coca Cola khoảng 400 triệu lít/năm. Đáng nói, sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Coca Cola vẫn liên tục báo lỗ trong suốt một thời gian dài. Theo cơ quan chức năng, từ khi bắt đầu hoạt động ở Việt Nam năm 1992, Công ty Coca Cola liên tục báo lỗ.

Đến tháng 12/2012, tổng số lỗ lũy kế của Coca Cola Việt Nam lên đến 3.768 tỷ đồng, vượt quá số vốn đầu tư ban đầu. Trong khi đó, sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm và công ty mở rộng nhà máy sản xuất. Vấn đề ở chỗ, mặc dù "liên tục" báo lỗ nhưng Coca Cola vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành, ông Muhtar Kent tới Việt Nam và tuyên bố rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới. Sang năm 2014 đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2018, Coca Cola cho biết đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào Việt Nam, cùng năm, rộ lên thông tin Tập đoàn này tìm mặt bằng để xây dựng nhà máy thứ 4 tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.

Chính điệp khúc thua lỗ - mở rộng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn Coca Cola chuyển giá, lách thuế.  Thế nhưng, điều đặc biệt là sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ, cùng nghi vấn chuyển giá, thì doanh nghiệp này liền bất ngờ... báo lãi. Số liệu từ Cục thuế T.P. HCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng, giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca Cola.

Tiếp đó, hai năm 2015 và 2016, doanh thu của Coca cola Việt Nam đều đạt gần 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm. Dù có lãi nhưng do liên tục báo lỗ nhiều năm trước, lũy kế đến cuối năm 2016, Coca Cola vẫn lỗ gần 2.700 tỷ đồng. Trước đó lỗ lũy kế của Coca Cola Việt Nam cuối năm 2014 lên tới gần 4.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng cần ít nhất 5 năm nữa để Coca Cola Việt Nam có thể xóa hết lỗ lũy kế.  Đến năm 2017, Coca Cola Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 7.220 tỷ đồng, lợi nhuận giảm mạnh 50%, chỉ còn hơn 225 tỷ đồng bất chấp doanh số vẫn có sự tăng trưởng. Hai năm sau, doanh thu của Coca Cola tăng lên mức 9.300 tỷ đồng vào năm 2019, trong khi đó nhờ biên lãi gộp được cải thiện, doanh nghiệp báo lãi 810 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Coca Cola Việt Nam đạt 7.235 tỷ đồng vào năm 2016, đến năm 2019 tăng lên 9.700 tỷ đồng. Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp trong giai đoạn này cũng phình to từ 1.680 tỷ đồng đến 2.530 tỷ đồng. Với vốn điều lệ 8.230 tỷ đồng, có thể thấy khoản lỗ lũy kế nhiều năm trước của Coca Cola Việt Nam vẫn chưa được vá lấp, vốn chủ sở hữu vẫn bị bào mòn, đứng ở mức 7.140 tỷ đồng cuối năm 2019.

Năm 2019, cũng là giai đoạn Tổng cục Thuế bắt đầu thực hiện đợt thanh tra về thuế và có quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả vẫn còn "dây dưa" đến tận bây giờ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan