A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bịt “lỗ hổng” kinh doanh trên mạng xã hội cách nào?

Mặc dù kinh doanh trên mạng xã hội được đánh giá là kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng trong giai đoạn 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng tồn tại nhiều “lỗ hổng” và bất cập.

Nhiều “lỗ hổng” và bất cập

Không phủ nhận kinh doanh trên mạng xã hội là kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng trong giai đoạn 4.0. Bởi, những hình ảnh quảng cáo về hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội rất hấp dẫn để kích thích người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi hàng được giao lại không thể dùng được, hoặc không đúng với những gì đã chọn trên mạng trước đó. Một thực tế khiến nhiều người tiêu dùng đã phải lên tiếng, phản ánh về tình trạng mua hàng hoá qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo... mà chính họ là nạn nhân vì đã từng gặp phải.

kinh doanh thương mại điền tử (TMĐT) được đánh giá là kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng trong giai đoạn 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng tồn tại nhiều “lỗ hổng” và bất cập.

Kinh doanh trên mạng xã hội được đánh giá là kênh phát triển kinh tế đầy tiềm năng trong giai đoạn 4.0. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng tồn tại nhiều “lỗ hổng” và bất cập.

Đơn cử, theo phản ánh của tài khoản Facebook Ngô Quý Nhâm, trong quá trình mua sản phẩm trên shopee (mạng xã hội), thì đã gặp phải nhiều bất lợi trong quá trình mua hàng. Cụ thể, khi người mua bấm vào nút “chấp nhận hàng” thì trên app ngay lập tức có cảnh báo “khách hàng không được đổi/ trả và hoàn tiền” (tức sau khi đã bấm vào nút mua một món hàng). Điều đáng nói, khi sử dụng hàng thì mới phát hiện ra sản pẩm không đúng với những gì quảng cáo trên mạng, như: sản phẩm mua đã có sự thay đổi về thông tin trên bao bì từ thông tin nhà sản xuất lẫn nguồn xuất xứ (thay vì mua sản phẩm có nhãn mác của Đức thì lại là sản phẩm có nguồn gốc khác). Chưa kể, thông tin về phiếu bảo hành cũng không có. Thông thường thì kể cả hàng của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ thì thời gian bảo hành cũng từ 12-24 tháng, thế nhưng mua sản phẩm trên shopee thì không có thông tin này.

Cũng theo tài khoản Ngô Quý Nhâm, sau khi phát hiện và chất vấn shopee thì nhận được câu trả lời: “ khách hàng đã chấp nhận sản  phẩm thì không được đổi/trả”, và ngay sau đó thì shopee đã tự ý đổi thông tin sản phẩm trên mạng.

Theo tài khoản Ngô Quý Nhâm, nếu shopee là một thương hiệu uy tín, có trách nhiệm thì khi khách hàng phản ánh bản thân shopee sẽ phải kiểm tra lại và có biện pháp xử phạt các shop. Thế nhưng shopee đã không làm như vậy, tức là shopee đang bao che cho hành vi gian lận thương mại của các shop - tài khoản Ngô Quý Nhâm bức xúc.

phản ánh của tài khoản Facebook Ngô Quý Nhâm, trong quá trình mua sản phẩm trên shopee (mạng xã hội), thì đã gặp phải nhiều bất lợi trong quá trình mua hàng

Trong quá trình mua sản phẩm trên shopee (mạng xã hội), khách hàng đã gặp phải bất lợi trong quá trình mua hàng.

Tương tự, sau một hồi tìm kiếm các trang bán hàng trên Facbook, chị Đỗ Thị Hồng Nhung (Q3.TP.HCM) quyết định đặt mua 2 chiếc váy và 1 chiếc quần qua Facebook. Vài ngày sau, nhân viên giao hàng mang đến cho chị thì không thể mặc được. Hai chiếc váy không đúng với chất liệu và nguồn gốc xuất xứ mà chị đã chọn theo những lời giới thiệu và quảng cáo trước đó.

Cũng theo chị Nhung, chưa kể 2 chiếc váy này còn rộng thùng thà thùng thình, size khá rộng, có lẽ phải dành cho người nước ngoài có chiều cao khoảng từ 1,7m trở lên mới có thể mặc vừa. Về chiếc quần, trái ngược lại với chiều rộng thì cũng không thể mặc nổi vì nó lại quá nhỏ, không thể kéo quá đầu gối, mặc dù trước đó chị Nhung có gửi số đo về chiều dài, rộng cho cả quần và váy. Đáng nói, khi chị Nhung gọi điện và đề nghị được đổi hàng thì bị mắng chửi, thậm chí cho nhiều người điện thoại để khủng bố - chị Nhung cho hay.

Có lẽ trường hợp của tài khoản Facebook Ngô Quý Nhâm hay chị Nhung không phải là hiếm hoi, mà gặp bất cứ người phụ nữ nào đã từng mua hàng trên mạng thì ít nhất cũng có 1 lần nhận phải sản phẩm không đúng như ý muốn. Thậm chí còn bị mắng chửi nếu đòi trả/đổi hàng. Tình trạng khá phổ biến đã khiến nhiều người rơi vào hoàn cảnh éo le vì các shop bán hàng trên mạng theo kiểu  “treo đầu dê bán thịt chó”. Tiền thì đã mất nhưng đổi lại là hàng không tốt, không dùng được, thậm chí bị khủng bố.

Còn nhớ, vụ việc được các cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ hàng loạt các trường hợp kinh doanh trên mạng có dấu hiệu vi phạm như: kho hàng tại Lào Cai khi bị phát hiện cho thấy hàng trăm nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, hay kho hàng khác tại tỉnh Quảng Ninh với 509 kiện hàng quần áo nhập lậu… Tuy nhiên, để phát hiện và xử lý được các vụ việc này, các quan chức năng cũng mất không ít thời gian và công sức để theo dõi, phá án.

Cần bịt lỗ hổng quản lý

Liên quan đến những lỗ hổng trong quản lý hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng, Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng: Tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trên các trang mạng trong thời gian qua không phải là câu chuyện mới mẻ, mà nó đã xảy ra từ nhiều năm nay. Thậm chí có nhiều vụ việc đình đám được lật tẩy, rồi lên mạng chửi nhau, doạ nạt, khủng bố nhau không phải là hiếm hoi.

Về đặc điểm chung, để qua mắt người tiêu dùng, các đối tượng thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, hoặc địa chỉ không có thật để giao dịch, sau đó tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau nên khó khăn cho công tác điều tra, bắt giữ và xử lý vi phạm.

Luật sư Nguyễn Hải Vân – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ,cho rằng: Tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trên các trang mạng trong thời gian qua không phải là câu chuyện mới mẻ, mà nó đã xảy ra từ nhiều năm nay

Chưa kể, các đối tượng còn cùng lúc lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng) – Luật sư Vân nêu.

Cũng theo Luật sư Vân, về nguyên nhân để xảy ra tình trạng nêu trên, chúng ta phải thừa nhận một nguyên nhân cơ bản xuất phát từ lỗ hổng về pháp lý cho đến lỗ hổng về quản lý. Luật đã lỗi thời dẫn đến không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ và đã kéo theo các hệ luỵ.

Có thể nói, các khuôn khổ cho hoạt động thương mại điện tử, hoạt động của mạng xã hội được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Các quy định này được xây dựng trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, trong đó có rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc rất chung chung. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải chấp nhận thay đổi để phù hợp với thực tiễn. Trong đó, vấn đề pháp lý, pháp luật về thương mại điện tử cũng cần có những quy định phù hợp để quản lý hiệu quả (không cấm), nhưng phải nằm trong khuôn khổ để quản lý. Bên cạnh đó cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động thương mại điện tử phát triển để phù hợp với thời thế - Luật sư Vân nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo Luật sư Vân, các cơ quan chức năng cũng cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử. Song song đó, các giải pháp về tăng nặng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhằm răn đe các đơn vị và cá nhân kinh doanh bất hợp pháp để kích thích những tổ chức cá nhân kinh doanh chân chính, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng.


Tác giả: admin1
Tags: TMĐT , Shopee
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan