Phát hiện mối liên hệ giữa ngủ trưa và sức khỏe - tuổi thọ: Người sau 50 tuổi, khi ngủ trưa tuyệt đối nên tránh 4 điều
Giấc ngủ trưa ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. Đặc biệt, những người càng lớn tuổi càng cần chú ý tới giấc ngủ trưa của mình.
1. Ngủ trưa quá lâu
Nhiều người nghĩ rằng khi cơ thể mệt mỏi và hoạt động liên tục vào buổi sáng thì có thể ngủ trưa càng lâu càng tốt. Thế nhưng thực tế đây chính là sai lầm khiến sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng.
Theo phân tích 310.000 dữ liệu giấc ngủ của 1 bác sĩ, những người không ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá 1 tiếng đồng hồ sẽ tăng nguy cơ tử vong 30%. Không chỉ vậy, khi nghiên cứu giấc ngủ của 1.065 người cao tuổi, chuyên gia ở Đại học California, Mỹ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thời gian ngủ và sức khỏe, tuổi thọ. Kết luận cho thấy người ngủ nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40 lần.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra “tác dụng ngược” của việc ngủ trưa quá lâu. Đồng thời, các chuyên gia khuyên chúng ta, nhất là những người ngoài 50 tuổi rằng chỉ nên duy trì giấc ngủ trưa khoảng 30 phút. Đây là khoảng thời gian để cơ thể, não bộ phục hồi và tái tạo năng lượng hiệu quả.
2. Ăn quá no trước khi ngủ
Sau khi ăn trưa, nhiều người có thói quen đi ngủ ngay lập tức. Thói quen này dễ khiến cơ thể bạn bị khó tiêu vì lúc này 1 lượng máu lớn sẽ phải đổ về dạ dày.
Đặc biệt, những người ngoài 50 tuổi càng cần lưu ý điều này để không mắc phải sai lầm. Bạn nên nghỉ ngơi 1 chút sau khi ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả nhất. Sau đó, 1 giấc ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp người trung niên khỏe mạnh, tăng khả năng sống thọ.
3. Nằm sấp khi ngủ
Nằm sấp là tư thế ngủ sai lầm khiến sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, khi chúng ta nằm sấp, cột sống có thể bị biến dạng, căng cơ thắt lưng. Không chỉ vậy, quá trình hô hấp, lưu thông máu lúc này cũng diễn ra kém, thậm chí còn xảy ra tình trạng thiếu máu lên não.
Bởi vậy, khi ngủ trưa chúng ta nên nằm ngửa, thoải mái và thư giãn để đảm bảo giấc ngủ ngon, không bị uể oải, mệt mỏi lúc dậy.
4. Đứng dậy vội vàng
Sau khi ngủ dậy, nhiều người có thói quen đứng dậy đột ngột. Đây là 1 trong những sai lầm ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe của con người, nhất là đối tượng ở tuổi trung niên.
Khi đứng dậy vội vàng, chúng ta dễ bị chóng mặt, choáng váng thậm chí là ngã vì huyết áp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, đứng dậy đột ngột còn làm người trung niên dễ té ngã, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Bởi vậy, khi ngủ dậy chúng ta nên nằm tại chỗ 1 lát và vận động nhẹ nhàng. Sau đó ta có thể bật dậy mà không lo chóng mặt, choáng váng.
Như vậy, ngủ trưa giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể lấy lại năng lượng tích cực nhưng chúng ta không nên ngủ quá nhiều. Ngủ trưa có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe, khả năng sống thọ nên chúng ta cần lưu ý điều này để tránh tự hại bản thân. Hiểu biết về các vấn đề sức khỏe là cách để bạn tự bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
Theo Aboluowang