A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quốc gia EU chứng kiến làn sóng phá sản tăng liên tiếp trong 7 tháng

Số vụ phá sản ở Thuỵ Điển đã tăng 7 tháng liên tiếp, trong bối cảnh tiêu dùng hộ gia đình chậm lại và khủng hoảng thị trường nhà ở đang gây áp lực ngày càng lớn đối với các công ty xây dựng. 

Khu Sodermalm của Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Bloomberg, sự sụt giảm nghiêm trong lĩnh vực bất động sản của Thuỵ Điển đã gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Âu - vốn đang phải vật lộn với giá tiêu dùng và lãi suất ngày càng tăng. Đất nước này cũng phải đối mặt với sự sụt giảm giá nhà ở tồi tệ nhất trong ba thập kỷ, dẫn đến tình trạng giảm đầu tư vào nhà ở mới.

Tình hình này đã góp phần làm gia tăng các vụ phá sản trong nước. Trích dẫn cơ quan tham chiếu tín dụng UC, hãng tin Bloomber cho biết số lượng hồ sơ phá sản trong tháng 2 năm nay đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các ngành bán lẻ và thương mại xe cơ giới đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhà kinh tế Johanna Blome của UC cho biết: “Số lượng các vụ phá sản vẫn ở mức cao và đã tăng lên so với năm ngoái”.

Bloomberg dẫn nguồn Tập đoàn báo cáo tín dụng Creditsafe cho biết hồi tháng 2, Hãng hàng không Air Leap, công ty lớn nhất của Thuỵ Điển, với doanh thu hàng năm ở mức 278 triệu kronor (27 triệu USD), đã tuyên bố phá sản.

Hồi cuối năm 2022, Chính phủ Thụy Điển thông báo nước này đang bước vào thời kỳ suy thoái kéo dài đến năm 2025.

Diễn biến đáng lo ngại ở Thuỵ Điển phản ánh xu hướng trên toàn Liên minh châu Âu (EU), khi khối này đang đứng bên bờ vực suy thoái. Vào tháng 2, cơ quan thống kê Eurostat ghi nhận làn sóng phá sản ở các doanh nghiệp EU tăng lên mức cao nhất trong quý 4 năm 2022 kể từ khi bắt đầu ghi nhận dữ liệu vào năm 2015.

Eurostat cho biết tỷ lệ vỡ nợ đã tăng 26,8% so với ba tháng trước đó. Đồng thời, cơ quan này cũng lưu ý rằng “số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã tăng lên trong cả bốn quý của năm 2022”.

Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng kéo theo cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã góp phần làm gia tăng các vụ vỡ nợ trên khắp EU. Trong đó, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 3 tháng cuối năm 2022 so với cùng kỳ năm 2019, với tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp EU tăng 97,7%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan