A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

3 điểm "nóng" toàn cầu năm 2022

Căng thẳng địa chính trị, dịch bệnh COVID-19 và sự phân mảnh, đứt đoạn của toàn cầu hóa là 3 nguy cơ gây ra bất ổn toàn cầu năm 2022.

Bất bình đẳng gia tăng khi đại dịch COVID-19 xảy ra

Bất bình đẳng gia tăng khi đại dịch COVID-19 xảy ra

1. Bức tranh phác họa cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 đến thời điểm này vẫn còn loang lổ. Toàn châu Phi 1,2 tỷ người có tới 80% chưa được tiêm mũi vaccine nào, mới 8% trong số những người đã tiêm - mới được tiêm đủ liều.

Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở Nigeria - quốc gia đông dân nhất châu lục, với 206 triệu người. Đến nay, mới chỉ có 2% dân số Nigeria đã tiêm chủng đầy đủ, kém xa mục tiêu mà WHO đặt ra là 40% vào cuối năm 2021.

Như vậy, kể cả khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu thì “lục địa đen” vẫn đối diện với nguy cơ thiệt hại về con người và kinh tế rất cao. Câu chuyện ở đây không hề dễ dàng cho triển vọng phục hồi kinh tế nếu như các quốc gia, khu vực còn khoảng cách xa về chống dịch.

Trung Quốc - thị trường thương mại lớn nhất thế giới không từ bỏ “zero COVID” có nghĩa là cuộc chơi tại thị trường này nảy sinh điều kiện mới, như trường hợp nông sản Việt Nam ùn ứ tại các cửa khẩu suốt thời gian vừa qua.

Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi phần lớn đã mở cửa nhưng Trung Quốc chưa mở cửa! Không ai đáp ứng chuỗi cung ứng tốt hơn Trung Quốc. Dường như cường quốc châu Á muốn thế giới phải chơi theo luật của họ đặt ra.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa các cường quốc

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa các cường quốc

2. Căng thăng địa chính trị đã tăng cao đỉnh điểm trong giai đoạn nửa cuối năm 2021, nhiều khả năng trong năm nay một trong nhiều điểm “nóng” sẽ bùng phát hậu quả.

Trung Quốc đang rốt ráo chuẩn bị “kế hoạch” thống nhất Đài Loan. Liên minh Mỹ - Nhật tuyên bố “theo dõi sát sao vụ này”, bắt đầu triển khai “hàng nóng” trên các cụm đảo của Nhật Bản gần Đài Loan.

Dựa vào thực lực hiện nay, Bắc Kinh có thể toại nguyện, nhưng xung đột vũ trang tại Biển Đông khó tránh khỏi, tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới dễ mất kiểm soát, Trung Quốc sẽ sử dụng các hòn đảo, thực thể chiếm đóng trái phép ở Đông Nam Á làm bàn đạp đáp trả Mỹ- Nhật-Úc.

Điều gì xảy ra nếu như Mỹ cấm vận Trung Quốc sau vụ việc này? Sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với chiến tranh thương mại. Nếu tinh ý có thể thấy Trung Quốc dường như đã hoạch định sẵn kịch bản để “một mình một ngựa”, chấm dứt mối liên hệ với phương Tây.

Mối quan hệ Nga, Ukraina, NATO làm sống dậy chiến địa Biển Đen, tiềm ẩn xung đột ở Đông Âu. Cả hai sự việc: Kiev gia nhập NATO và Moscow độc quyền bán khí đốt cho châu Âu đều “nguy hiểm” như nhau.

COP26, Hội nghị

COP26, Hội nghị "giải cứu trái đất" không thành công như kỳ vọng

3. Từ 2022 và có thể vài thập niên tới, toàn cầu hóa tiếp tục thoái trào, điều này bây giờ không chỉ thể hiện ở sự lạnh nhạt giữa Mỹ - Trung - Nga, Á-Âu-Phi mà còn thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng.

Chưa bao giờ chứng kiến các mối quan hệ song phương được xúc tiến mạnh mẽ như bây giờ, điều đáng ngại nhất là sự ra đời của những liên minh tổng hợp do Mỹ “cầm trịch” như Quad, Aukus,…tất cả hướng đến mục đích kiềm tỏa Trung Quốc.

Rất nhiều Hiệp định Thương mại đã ký kết, song không thể phát huy hết công dụng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Hàng loạt vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, suy thoái kinh tế, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo cục bộ không tìm ra tiếng nói chung để giải quyết.

Đơn cử, Hội nghị “giải cứu trái đất” COP26 vừa qua không đạt được thành công như mong muốn, những quốc gia phát thải lớn nhất Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ không thống nhất quan điểm cắt giảm khí nhà kính.

Vì vậy, giai đoạn tới sẽ chứng kiến sự phân mảnh nhiều hơn, trong tất cả các lĩnh vực. Hai cực Trung - Mỹ ngày càng rời xa nhau và đạt đến trạng thái không thể điều hòa mâu thuẫn.


Nguồn:diendandoanhnghiep.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan