A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhịp đập Thị trường 01/06: VN-Index và HNX-Index chuyển biến xấu

Chỉ số VN-Index rơi trong nửa cuối phiên sáng nay, dù chỉ mất khoảng gần 2 điểm vào cuối phiên, nhưng thực tế bị khá nhiều largecap, đa số trong nhóm VN30, giảm và tác động cộng hưởng lên chỉ số. ngoài ra, tương quan tăng – giảm giá theo số lượng cổ phiếu trên HOSE đang rất cân bằng  về tổng thể, nhưng thực tế  tiêu cực chủ yếu ở Large Cap và Mid Cap, còn ngược lại ở Small Cap. Diễn biến của VN-Index có lẽ tác động không nhỏ lên HNX-Index, nhưng ngược lại thì không với Upcom Index.

Nhóm VN30 chỉ có 10 cổ phiếu tăng giá, so với 19 mã giảm giá vào cuối phiên sáng. Tương quan chênh lệch này lý giải cho mức giảm hơn 4 điểm của chỉ số nhóm. Trong số mã tăng ít đó, chỉ có NVL hay TPB là đáng chú ý vì giữ được sắc xanh khá ổn định, còn 1 số mã khác, dù xanh nhưng cũng có xu thế rơi trong những phút cuối.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HOSE tiếp tục chìm sâu thêm trong sắc đỏ trong nửa cuối phiên sáng nay. Cụ thể, không ít mã đã giảm giá từ giữa phiên, nhưng thậm chí còn giảm thêm khi đến hết phiên như VCB, MBB, TCB… Số lượng cổ phiếu giảm giá của nhóm này trên sàn HOSE đã nhiều hơn số tăng giá.

Ngược lại, nhóm BĐS nhà ở trên sàn HOSE vẫn đang được coi là trọng số giữ cho VNindex và các chỉ số phụ không bị giảm sâu hơn, dù cũng có nhiều mã đã nhạt bớt sắc xanh. Ở các mã vốn hóa lớn, chỉ còn NVL và VHM còn tăng giá nhẹ, VICVRE đã giảm từ giữa phiên, thậm chí còn giảm thêm 1 chút nữa vào cuối phiên. Tuy nhiên ở nhóm tầm trung và nhất là nhóm vốn hóa nhỏ, thì vẫn còn khá nhiều cái tên tăng giá mạnh như CRE, LGL, NVT, QCG, TDH… Số lượng cổ phiếu tăng giá ở nhóm này vẫn đông hơn hẳn số giảm giá. Tuy nhiên ở nhóm BĐS khu công nghiệp, chỉ còn mỗi ITA tăng hơn 6%, còn lại khá nhiều tên tuổi lớn như BCM, KBC… đều đã chuyển hết qua giảm giá.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, không ít đại gia vốn hóa khủng trên HOSE bị giảm giá sâu thêm trong khoảng thời gian này, ví dụ như GAS, MWG, VIC, VJC, VRE… số lượng cổ phiếu Large Cap giảm giá như vậy đã nhiều hơn hẳn số tăng giá. Tương tự là nhóm midcap, tuy nhiên riêng nhóm smallcap thì vẫn duy trì vị thế ngược lại, tức số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm giá, trong đó có nhiều mã tăng mạnh trên 6% như CRC, LGL, PTC, QCG, NVT, L10, SHA, TDH, TTF, TCO, VNS

Theo góc độ nhóm ngành, rõ ràng BĐS vẫn đang là 1 trụ đỡ chính cho VN-Index, cùng với sắt thép, thực phẩm và đối trọng ngược lại với ngân hàng, dầu khí, điện, chứng khoán, xây dựng… Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, với sắc xanh lan tỏa lớn trên smallcap, thì có khá nhiều nhóm tích cực như tư vấn môi giới BĐS, giấy, dịch vụ vận tải, hóa chất và nông dược, may mặc…

Khối ngoại bán ròng chưa đến 100 tỷ trên sàn HOSE sáng nay, trong đó bán đáng kể nhất ở HPG, VPB hay HND. Ngược lại, có vẻ như họ đang đánh cược vào NVL và DIG, 2 cổ phiếu nổi tiếng ngành BĐS nhà ở.

Diễn biến trên HOSE có lẽ đang làm nhụt “ý chí chiến thắng” của nhiều cổ phiếu trên sàn HNX. Chỉ số chính sàn HNX đax nhanh chóng rơi lại về tham chiếu, sau khi đạt độ cao đáng kể hổi gần giữa phiên. Trên nhóm Large Cap sàn này, KSFNVB vẫn là 2 trụ lớn đỡ chỉ số, tuy nhiên đa số cổ phiếu khác đang giảm, dù mức giảm không lớn, trừ PVIPVS.

Chỉ số UPCoM đang đi theo lối riêng, tích cực hơn hẳn 2 chỉ số 2 sàn niêm yết. cụ thể, chỉ số sàn UPCoM đang tăng gần 1%, cũng gần như là mức cao nhất trong phiên sáng nay, và chưa thấy dấu hiệu “rơi xuống” nào. Ngoài MVN, KLB, QNS hay VEA vẫn tăng khá ổn định, còn có khá nhiều Large Cap khác đã giữ được sắc xanh trong nửa cuối phiên sáng nay như MCH, MML, SNZ… Dù vậy, vẫn có không ít Large Cap khác đang giảm giá đáng kể, như VEF, BSR, ACV, VGI, VTP… hay MSR. Như vậy, chỉ số chính sàn Upcom có lẽ đang tăng nhờ những cổ phiếu không phải là Large Cap.

10h30: Cổ phiếu nhỏ vẫn tranh thủ chạy

VN-Index và VN30-Index di chuyển đồng dạng, nhưng 1 xanh 1 đỏ, cho thấy diễn biến của VN-Index chịu tác động tiêu cực từ 1 số Large Cap, nhưng về tổng thể vẫn tích cực. Ngoài ra, diễn biến như vậy cũng cho thấy mức độ tích cực từ 2 nhóm Mid và Small Cap cao hơn mức bình quân chung của sàn HOSE.

Sàn HOSE tiếp tục có trên 55% số lượng cổ phiếu tăng giá, trong đó Mid Cap và nhất là Small Cap đạng chạy nhanh hơn nhiều so với Large Cap. Cụ thể ở nhóm smallcap, số lượng tăng giá đang nhiều gấp đôi số giảm giá, trong đó có rất nhiều mã tăng trên 5%, và có khá nhiều “từng là tên tuổi” như là LDG, LGL, QCG, NVT, TNT, TTF, L10, SHA, TDH, JVC, DLG … Tương tự ở Mid Cap, trong đó có DXS, ITA, CRE, OGC… Tuy nhiên ở Large Cap, dường như đang có chiều hướng tiêu cực hơn so với đầu phiên, nhất là ở nhóm ngân hàng, sắt thép…

Chỉ số chính sàn HNX đang tăng khá ổn và không giật xuống như VN-Index trong nửa đầu phiên sáng nay. Tất cả Large Cap sàn này đã có khớp lệnh và đa số đều thay đổi giá theo hướng tích cực, trong đó nổi bật lên KSF hay NVB. Tuy nhiên ở số giảm giá, có PVS, PVI là 2 mã có “ gốc gác “ dầu khí hay VNR là đang giảm hơn 1%.

Chỉ số chính sàn UPCoM cũng tăng tương tự như bên HNX, với sự hỗ trợ từ khá nhiều Large Cap như SNZ, VEA, TVN, QNS, MML… những mã này đang tăng từ 1 đến 2%, và nhất là KLB (tăng hơn 3%).

VCB đã chuyển đỏ, và tương tự ở 1 số mã ngân hàng khác như VPB, HDB, SHB hay VIB. 2 đại gia khác là BIDCTG vẫn giảm giá giống đầu phiên, nhưng TCB đã đổi qua sắc xanh. EIB, TPB là 2 mã nhỏ hơn, nhưng đang được coi là tăng giá tốt nhất trong nhóm ngân hàng trên HOSE.

Nhóm BĐS (nhà ở và khu CN) tiếp tục dẫn dắt các chỉ số lớn ở 3 sàn, với nhiều mã tăng mạnh, chủ yếu là dòng vốn hóa vừa và nhỏ, vốn đã được nhắc đến ngay từ đầu phiên như CRE, QCG, LGL, DXS, LDG, NDN, ITA, NVT… Ở những mã vốn hóa lớn, NVL vẫn đang nổi bật với mức tăng hơn 2%, có lúc từng tăng hơn 3%. VHM và VRE cũng giữ được xắc xanh, nhưng với VRE thì đang có thể về tham chiếu bất cứ lúc nào.

Nhóm dầu khí nhà PVN đang ngập sâu vào sắc đỏ, kể cả GAS. Đa số đang giảm giá từ 1-2%, trong đó có cả những mã được kỳ vọng tăng gần đây với thông tin tích cực, như PVS, PVD, PVT hay BSR. Chỉ có số ít tên tuổi như PGD, PXS hay PVG là còn tăng khá tốt.

VN-Index mở cửa tăng dè dặt vì Large Cap

Chỉ số VN-Index đầu phiên mở cửa tăng nhẹ hơn 1 điểm, có lẽ chờ thông tin về các giải pháp hỗ trợ kinh tế từ Quốc hội hơn là chịu tác động từ chứng khoán thế giới bên ngoài. Tuy nhiên số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE lại nhiều hơn số giảm giá, đặc biệt ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, đang có mức tăng giá bình quân trên 1%. Đồng thời, chỉ số nhóm VN30 lại giảm nhẹ, dù số cổ phiếu tăng giá trong nhóm này nhiều hơn số giảm giá.

Ngân hàng và BĐS đang là 2 nhóm lớn có diễn biến khá tích cực ngay từ thời điểm ATO hoặc chỉ sau đó 1 vài phút. Ở nhóm ngân hàng, hầu hết là tăng giá nhẹ, trong đó có VCB, nhưng ngạc nhiên lại ở số giảm giá lại có 3 đại gia CTG, BID và TCB.

Nhóm BĐS nhà ở đang có rất nhiều sắc xanh khi mở cửa, trong đó bao gồm cả các đại gia vốn hóa như VRE, NVL, VHM… và nhất là các tên tuổi tầm trung như DIG, DXG, NLG, KDH… có không ít mã khác cũng đang tăng mạnh như CRE, DXS, NDN… và cả LDG, cổ phiếu mới vừa dính thông tin không được tích cực cho lắm. NVL mở cửa tăng chỉ 300 đồng, nhưng là phiên thứ tư tăng liên tiếp.

GAS mở cửa tăng giá 700 đồng, nhưng nhiều cổ phiếu khác trong nhóm dầu khí nhà PVN lại giảm, trong bối cảnh thông tin không thuận lợi, cụ thể là dầu Brent đang rơi về mức gần như thấp nhất 1 tháng qua. Trong số cổ phiếu giảm giá, đáng chú ý có PVD, PVS hay BSR là những mã đang có thông tin tích cực gần đây.

Chỉ số HNX-Index sớm tăng nhẹ và duy trì cho đến khi HOSE mở cửa, với số cổ phiếu tăng giá nhiều gần gấp đôi số giảm giá. Tuy nhiên, nhiều Large Cap trên sàn này vẫn chưa có thay đổi giá, thậm chí không ít mã chưa có lô nào được khớp như BAB, NTP, PVI, SCG, VCS

Tương tự, chỉ số chính sàn UPCoM cũng tăng từ sớm, với sự “hậu thuẫn” từ MVN (tăng đến gần 15%) và nhiều Large Cap khác như VEA, FOX, QNS, VGT… Số lượng Large Cap giảm gía trên sàn này cũng khá ít, trong đó giảm đáng kể chỉ có BSR hay MSR.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan