A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỗ trợ tiết giảm chi phí xăng dầu

Tiết giảm chi phí xăng dầu trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ được VCCI và các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu ưu tiên chú trọng. 

Chia sẻ với DĐDN, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho rằng, Petrovietnam luôn thấu hiểu yêu cầu tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt trong vài trò là một đơn vị hội viên của VCCI.

- Với vai trò là Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông có đánh giá thế nào về những nỗ lực của VCCI trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua?

Bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tác động sâu, rộng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá mà Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần VII đã đưa ra là những đổi mới hết sức căn bản, kịp thời về định hướng phát triển của tổ chức, cơ chế hoạt động, quan điểm và phương thức hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để khai thác tốt và tận dụng hiệu quả cơ hội phát triển trong tình hình mới.

Tuy đây là lần đầu tiên tôi tham gia Ban chấp hành VCCI, nhưng các thế hệ lãnh đạo trước của Petrovietnam đã luôn là thành viên tích cực trong Ban chấp hành VCCI nhiều năm qua. Việc tham gia Ban chấp hành VCCI khóa VII nhiệm kỳ 2021- 2025 chính là phát huy và tiếp nối truyền thống, tư tưởng của Petrovietnam - một trong những doanh nghiệp đầu tàu, trụ cột của nền kinh tế quốc gia. Tôi hy vọng, những đổi mới và nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của VCCI thời gian tới sẽ góp phần dẫn dắt và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Petrovietnam nói riêng không ngừng cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

- Xin ông cho biết VCCI cần triển khai thêm giải pháp gì trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp?

60 năm qua, VCCI đã từng bước xây dựng và trưởng thành, có những đóng góp tích cực vào lịch sử phát triển của đất nước và đội ngũ doanh nhân. Với tư cách là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCCI đã góp phần thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, VCCI cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình kinh doanh và thực thi pháp luật. Đặc biệt, VCCI sẽ tiếp tục vai trò giám sát vĩ mô và phản biện chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

- Thưa ông, ngày 2/4/2023, OPEC+ cho biết kế hoạch tự nguyện cắt giảm nguồn cung dầu thô tổng cộng 1,66 triệu thùng/ngày với phần lớn các đợt cắt giảm dự kiến bắt đầu từ tháng 5/2023 và kéo dài đến cuối năm 2023. Vấn đề này có tác động đến ngành Dầu khí Việt Nam và Petrovietnam như thế nào?

Đây là vấn đề đã được OPEC+ công bố chính thức, các tổ chức quốc tế đồng loạt dự báo giá dầu sẽ tăng trong năm 2023, Ngân hàng Goldman Sachs tăng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng trong năm 2023 và 100 USD/thùng trong năm 2024. Ngân hàng này ước tính việc cắt giảm sản lượng có thể khiến giá dầu tăng 7%.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) còn nhiều doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác; ví dụ khâu hạ nguồn sẽ gặp khó khăn khi giá dầu tăng do dầu khí là nguyên liệu đầu vào. Đó là thách thức đối với công tác quản trị, điều hành sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nhằm tăng cường khả năng ứng phó, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị cập nhật biến động thị trường, chính sách tài khóa, tiền tệ làm cơ sở điều hành trong các lĩnh vực; nâng cao công suất, hiệu suất, tối ưu vận hành của các nhà máy; tích cực đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ khoa học dài hạn...

- Xu hướng chuyển dịch năng lượng đã và đang tác động mạnh đến ngành dầu khí thế giới. Xin ông cho biết Petrovietnam có sự điều chỉnh gì trong Chiến lược và kế hoạch phát triển để thích ứng với xu hướng này?

Dưới tác động của xu hướng chuyển dịch năng lượng, công nghiệp dầu khí là ngành chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp. Sự thay đổi nhu cầu năng lượng về cả chất lượng và số lượng chắc chắn sẽ dẫn tới những biến đổi sâu sắc trong hoạt động từ thượng nguồn đến hạ nguồn của chuỗi công nghiệp dầu khí.

Nhằm thích nghi và phát triển trong xu hướng chuyển dịch năng lượng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển trở thành Tập đoàn công nghiệp - năng lượng, năng động có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế.

Petrovietnam đã xây dựng những định hướng phát triển trong từng lĩnh vực cụ thể. Như đầu tư lĩnh hoạt các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; đảm bảo nguồn cung khí và xăng dầu ổn định...

- Xin cảm ơn ông!

 

Nguồn:diendandoanhnghiep.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan