Đồng Yen tiếp tục suy yếu
So với đầu tháng 3, đồng Yen đã yếu hơn gần 10%, nó đã giảm gần 2% so với đồng USD vào tuần trước, đánh dấu tuần giảm thứ sáu liên tiếp.
Đồng Yen liên tục mất giá so với đồng USD.
Đồng Yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ là 126,795 trong giao dịch đầu giờ ở châu Á, trước khi cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki lên tiếng lo ngại và khiến đồng Yen tăng lên mức 126,25 JPY/USD. Nhưng biến động chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và nó sớm quay trở lại quanh mức 126,57 JPY/USD.
Với kỳ nghỉ lễ Phục sinh ở Úc, Hồng Kông và các khu vực khác của châu Á làm giảm giao dịch bằng các loại tiền tệ khác, đồng bạc xanh vẫn mạnh và được hỗ trợ bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với chính sách diều hâu trong khi đồng Euro bị cản trở do thiếu rõ ràng về thời điểm tỷ giá trong khu vực đồng Euro sẽ tăng .
So với đầu tháng 3, đồng Yen đã yếu hơn gần 10%, nó đã giảm gần 2% so với đồng USD vào tuần trước, đánh dấu tuần giảm thứ sáu liên tiếp.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất giá này là khoảng cách khá lớn trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ.
Trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất cơ bản để đối phó với tình trạng lạm phát thì BOJ vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế giai đoạn hậu COVID-19.
Bên cạnh đó, giá năng lượng tăng đáng kể từ cuối tháng 2/2022, thời điểm xung đột Nga-Ukraine bùng nổ.
Đồng Yen mất giá ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản.
Win Thin, người đứng đầu chiến lược tiền tệ tại BBH Global Currency Strategy, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy nguy cơ can thiệp ngoại hối thấp. Cho đến khi BOJ thay đổi lập trường cực kỳ ôn hòa, sự phân kỳ chính sách tiền tệ cho thấy đồng yên tiếp tục suy yếu và sự can thiệp có thể sẽ có ít tác động lâu dài".
Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã lên tiếng về những lo ngại của họ xung quanh việc đồng yên giảm giá, đặc biệt là sau khi nó trượt xuống mức yếu hơn 125 JPY/USD vào ngày 11 tháng 4.
Trong khi kỳ vọng BOJ thừa nhận áp lực lạm phát gia tăng trong đợt xem xét chính sách tiền tệ ngày 27-28 / 4 sắp tới. Các nhà phân tích cho rằng đồng Yen yếu tạo áp lực buộc Kuroda phải sớm điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, lãi suất bằng 0.
Kuroda đã nói rõ vào thứ Hai rằng mặc dù đồng yên yếu có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, nhưng vẫn còn quá sớm để tranh luận về việc rút lui khỏi chính sách dễ dàng đó.
Chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ đã gây hậu quả nghiêm trọng với đồng nội tệ.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 15/4 cho biết chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%, chứ không phải để thao túng tỷ giá tiền tệ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Suzuki đã lên tiếng nhiều lần trong những tuần qua, cảnh báo rằng đồng Yen yếu là "xấu” đối với nền kinh tế Nhật Bản nếu chi phí nguyên vật liệu tăng cao không thể ảnh hưởng đến giá hàng hóa bán ra.
Các nhà phân tích chứng khoán Benjamin Shatil và Sosuke Nakamura của JPMorgan cho biết việc sử dụng từ "xấu" đánh dấu sự thay đổi trong giọng điệu. "Chúng tôi từ lâu đã tranh luận rằng BOJ có thể cần phải chớp mắt nếu đồng Yen suy yếu đủ để gây ra hậu quả chính trị", họ viết hôm thứ Sáu.
"Rủi ro đối với các vị thế bán đồng Yen ngắn hạn sẽ là bất kỳ sự đầu cơ nào trong đánh giá tích cực cho đến nay của Kuroda về sự yếu kém của đồng Yen”.
Trong khi đó, lo ngại về nguồn cung toàn cầu đã làm tăng giá dầu vào thứ Hai, gây thêm khó khăn cho nền kinh tế nhập khẩu năng lượng Nhật Bản.
Một số chuyên gia dự báo tỷ giá giữa hai đồng tiền chủ chốt có thể vượt ngưỡng 130 JPY/USD. Nếu điều này xảy ra, không loại trừ khả năng Chính phủ Nhật Bản và BOJ sẽ phải can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2011.