A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp mong mỏi giảm lãi suất để sớm phục hồi

Trong 4 tháng qua, đã có hơn 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2022. Bình quân mỗi tháng, có gần 20.000 doanh nghiệp rời bỏ kinh doanh…

hihii

 Bình quân mỗi tháng, có gần 20.000 doanh nghiệp rời bỏ kinh doanh. Ảnh minh họa

Theo Bộ KH&ĐT, không chỉ là tình trạng thiếu đơn hàng, nhu cầu yếu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đang phải cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm. Các vấn đề về thanh khoản, dòng tiền, tín dụng cho nền kinh tế cũng đang khiến doanh nghiệp càng trở nên kiệt quệ hơn sau nhiều năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. “Con số tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,66% (tính đến ngày 24/4) cho thấy tình hình sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, của nền kinh tế còn hạn chế” – Bộ KH&ĐT đánh giá.

Chia sẻ với báo chí, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Nguyễn Xuân Thống cho biết, có rất nhiều đơn hàng của các nhóm ngành nghề sụt giảm, như dệt may, da giày, xi măng, sắt thép...Các doanh nghiệp hiện vô cùng khó khăn, trong đó, đa phần là gặp khó về vốn và dòng tiền, đặc biệt là vốn lưu động, các khoản đầu tư cho trung, dài hạn.

Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho biết, hiện nay dù lãi suất đã giảm khoảng 0,5-1% nhưng vẫn còn khá cao so với khả năng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vay ngắn hạn cũng khoảng 9-10%, dài hạn vẫn ở mức 11%. Mức lãi suất này vẫn rất cao với doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện tại. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, đặc biệt là với những ngành nghề kinh doanh mà biên độ lợi nhuận không cao.

Hiện tại, nhiều ngân hàng đang siết chặt các điều kiện cho vay đối với các chủ đầu tư bất động sản. Đáng chú ý, một số ý kiến còn cho biết,  kể cả khi chủ đầu tư có đủ điều kiện vay vốn, việc lãi suất ở mức cao vẫn là một trở ngại không nhỏ đối với doanh nghiệp.

hihihi

Các doanh nghiệp mong muốn lãi suất tiếp tục hạ nhiệt, đặc biệt là với những ngành nghề kinh doanh mà biên độ lợi nhuận không cao. Ảnh minh họa

Qua theo dõi báo cáo của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay mặt bằng lãi suất thị trường đã dần ổn định, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Hiện, lãi suất cho vay VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).

Thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong khi lãi suất còn cao, doanh nghiệp kỳ vọng được cơ cấu nợ để "dễ thở" hơn trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền nhưng một số doanh nghiệp đã bị ngân hàng từ chối cơ cấu lại nợ hoặc chỉ xem xét giãn nợ một vài tháng và sẽ ngừng cho vay mới.

Đưa ra kiến nghị hỗ trợ cho doanh nghiệp, ông Võ Việt Dũng - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại và đầu tư Anh Dũng cho biết, do đang gặp khó khăn về dòng tiền, nên doanh nghiệp mong mỏi được ngân hàng xem xét giãn nợ dài. Hiện doanh nghiệp đang bị chôn vốn lớn vào lượng hàng tồn kho trong khi đầu ra giảm sút, dòng tiền về chậm mà vẫn phải trả lãi. Chỉ cần chậm trả, vốn cho các khoản vay cũ dẫn đến nguy cơ cao là doanh nghiệp sẽ nhảy nhóm nợ và không vay được vốn ngân hàng.

Sau hơn một tháng thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc cho phép ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, với thời hạn 1 năm. Mục đích tạo điều kiện cho bên vay được kéo dài thời gian vay và trả nợ, tiếp cận các nguồn vốn mới để phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên, đến nay nhiều các ngân hàng chưa thực hiện do ngại rủi ro, lo nợ xấu dồn vào năm sau.

Các ngân hàng cho biết, không phải doanh nghiệp nào cũng được cơ cấu nợ, cấp tín dụng, bởi chất lượng tín dụng đang đi xuống, nợ xấu tại nhiều ngân hàng đang tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

Các ngân hàng sẽ chỉ cơ cấu nợ với điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp được cơ cấu nợ có khả năng phục hồi và đánh giá đúng bản chất nợ xấu. Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, khi thực hiện giãn nợ, các ngân hàng sẽ phải xem xét về khả năng trả nợ sau đó, cộng với tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, tăng thêm chi phí.

“Việc cơ cấu nợ, giãn nợ không khác nào chuyển rủi ro của doanh nghiệp sang ngân hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ rất thận trọng trong việc xem xét hoãn nợ cho khách hàng để vừa bảo đảm nền tảng tài chính, vừa bảo đảm hỗ trợ khách hàng”- đại diện VietinBank chia sẻ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan