A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bất động sản 24h: Đất nông thôn, đường chưa đặt tên ở Đà Nẵng tăng giá mạnh

Giá đất nông thôn, đường chưa đặt tên ở Đà Nẵng tăng kỷ lục; Tìm quỹ đất mới có tiềm năng xây nhà ở xã hội tại Khánh Hòa... là tin đáng chú ý.

Giá đất nông thôn, đường chưa đặt tên ở Đà Nẵng tăng kỷ lục

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định 45/2025/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung giá đất trên địa bàn.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 7.7.2025 với tỉ lệ bình quân giá đất tăng cao so với bảng giá đất cũ (tại Quyết định 59/2024).

Đặc biệt, giá đất có sự biến động mạnh tại các vị trí 1.

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung giá đất trên địa bàn. Ảnh: Thu Giang
UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung giá đất trên địa bàn. Ảnh: Thu Giang

Tuyến đường đắt giá nhất Đà Nẵng là đường Bạch Đằng, đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh với mức giá mới hơn 340 triệu đồng/m2, tăng so với mức hơn 286 triệu đồng/m2 từ tháng 1.2025.

Trước năm 2025, theo bảng giá đất, đoạn đường này được xác định chỉ từ khoảng 148 triệu đồng/m2.

Đáng chú ý, một số tuyến đường "kim cương" khác tại Đà Nẵng cũng có sự biến động lớn như đường Trần Hưng Đạo (bờ Đông sông Hàn) có khung giá 80 - 182 triệu đồng/m2, cao hơn mức 49 - 110 triệu đồng/m2. Trong đó đoạn từ cầu Sông Hàn đến cầu Rồng được tính khung giá cao nhất.

Đường Võ Nguyên Giáp có khung giá 120 - 179 triệu đồng/m2. Tăng so với mức 83 - 187 triệu đồng/m2 áp dụng từ đầu năm 2025 đến nay. Xem thêm...

TPHCM sắp giải tỏa gần 15.000 căn nhà, thay đổi hoàn toàn diện mạo đô thị khu Nam

TPHCM sẽ di dời toàn bộ 14.950 căn nhà trên và ven kênh rạch tại Quận 8 nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân và chỉnh trang diện mạo đô thị phía Nam.

Nhà ven kênh Đôi trên địa bàn Quận 8, TPHCM. Ảnh: Anh Tú
Nhà ven kênh Đôi trên địa bàn Quận 8, TPHCM. Ảnh: Anh Tú

Chủ tịch UBND TPHCM vừa phê duyệt Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà ở trên và ven kênh, rạch tại Quận 8.

Sở Xây dựng TPHCM được giao làm cơ quan thường trực, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND Thành phố xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Từ ngày 1.7.2025, UBND 3 phường mới sau sắp xếp ở Quận 8 là Chánh Hưng, Bình Đông và Phú Định bắt đầu triển khai thực hiện các phần việc theo đề án.

Việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong khuôn khổ đề án sẽ được thực hiện linh hoạt theo các phương thức, nguồn vốn và chính sách ưu đãi được quy định tại các nghị quyết của Quốc hội và nghị định của Chính phủ về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Xem thêm...

Tìm quỹ đất mới có tiềm năng xây nhà ở xã hội tại Khánh Hòa

Ngày 29.6, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến cuối năm 2024, địa phương đã cơ bản hoàn thành 3.364 căn nhà ở xã hội trên tổng số 3.400 căn được Thủ tướng Chính phủ giao trong giai đoạn 2021-2025, đạt tỉ lệ 98,9%.

Trong năm 2025, theo Quyết định số 444 của Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Khánh Hòa chỉ tiêu phát triển thêm 2.496 căn nhà ở xã hội.

Trong khi đó, theo Chương trình phát triển nhà ở được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt, nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trên toàn tỉnh đến năm 2025 lên đến hơn 227ha, tương ứng gần 1,8 triệu m² sàn xây dựng, tương đương 44.881 căn hộ.

Tỉnh Khánh Hòa đang tìm quỹ đất mới có tiềm năng phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Hữu Long
Tỉnh Khánh Hòa đang tìm quỹ đất mới có tiềm năng phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: Hữu Long

Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu này tiếp tục tăng lên hơn 337ha, tương ứng hơn 2,3 triệu m² sàn (tương đương 48.751 căn hộ).

Để đáp ứng nhu cầu trên, ngoài việc dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại, tỉnh Khánh Hòa cần chủ động quy hoạch và chuẩn bị các khu đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai thực tế đang gặp nhiều vướng mắc. Xem thêm...

Nhiều người trẻ khó tiếp cận nhà ở xã hội do vượt chuẩn quy định về thu nhập

Không ít người trẻ có nhu cầu mua nhà ở xã hội nhưng gặp khó khăn do không đáp ứng các tiêu chí về thu nhập theo quy định hiện hành.

Nhiều người trẻ ở đô thị không thuộc diện được xét mua nhà ở xã hội, đồng thời cũng không đủ khả năng tài chính để tiếp cận nhà ở thương mại. Ảnh: Đình Trọng
Nhiều người trẻ ở đô thị không thuộc diện được xét mua nhà ở xã hội, đồng thời cũng không đủ khả năng tài chính để tiếp cận nhà ở thương mại. Ảnh: Đình Trọng

Theo quy định hiện hành, một trong những điều kiện để người dân được mua nhà ở xã hội là thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng (với người độc thân) và không quá 30 triệu đồng/tháng (với hai vợ chồng).

Trao đổi với Lao Động, anh Trần Đức Nam (Phú Thọ) cho biết, thu nhập trung bình hàng tháng của anh khoảng 17 triệu đồng. Với mức tích lũy hiện tại, anh chưa đủ khả năng mua một căn hộ thương mại có giá từ 2 - 3 tỉ đồng ở Hà Nội. Tuy nhiên, do vượt mức thu nhập tối đa theo quy định, anh cũng không thuộc diện được xét mua nhà ở xã hội.

Anh Nguyễn Quý Mạnh (29 tuổi, quê Hưng Yên), làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại Hà Nội, có thu nhập trung bình khoảng 16,5 triệu đồng/tháng. Dù đang thuê trọ và có nhu cầu mua nhà để ổn định chỗ ở, anh không đủ điều kiện tham gia chương trình nhà ở xã hội do thu nhập vượt ngưỡng quy định. Xem thêm...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết