A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao

Sáng 12/11, bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc. Đến 9 giờ sáng, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt 229, mức có hại cho sức khỏe; riêng tại khu vực Tây Hồ, chỉ số AQI đạt mức từ 336 - 398.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 1.

Theo thông tin từ website IQAir, vào lúc 9 giờ sáng 12/11, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội đạt 229, cho thấy mức độ ô nhiễm không tốt cho sức khỏe.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 2.

Thậm chí, chỉ riêng tại khu vực Tây Hồ (Hà Nội), chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã ghi nhận mức cao từ 336- 398. Chất lượng không khí này có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là những người có vấn đề về hô hấp và các bệnh mãn tính.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 3.

Nhìn từ trên cao, khu vực Hồ Tây mờ mịt trong lớp sương dày.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 4.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 5.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 6.

Đường ven Hồ Tây gần 9 giờ vẫn mù mịt, không thấy bóng mặt trời. Người dân đi tập thể dục phải đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 7.

Không khí đặc quánh khiến người dân chỉ có thể quan sát những tòa nhà khi ở khoảng cách gần.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 8.

Khu vực đường Kim Mã hướng vào khu vực trung tâm vào lúc 8 giờ, nhiều toà nhà ẩn hiện trong sương.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 9.

Tình trạng khói bụi từ phương tiện giao thông kết hợp với ô nhiễm không khí luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ hô hấp của người già và trẻ nhỏ.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 10.

Nhiều người phải đeo khẩu trang kín để tránh hít phải bụi bẩn.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 11.

Ngoài ra, việc đốt rác ngoài trời, sử dụng than tổ ong và các hoạt động sinh hoạt khác cũng thải ra nhiều chất ô nhiễm, góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm không khí. (Hình ảnh ghi nhận trên tại sông Tô Lịch - đoạn gần ngã tư Cầu Giấy lúc 8h30 sáng nay).

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 12.

Bạn Lê Hữu Khương (quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Mấy hôm nay, mỗi lần ra đường tôi đều bắt gặp rác thải bị đốt ven đường. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi nghĩ, khói bụi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống".

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 13.

Tình trạng tắc đường cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm không khí, khi các phương tiện dừng lại hoặc di chuyển chậm làm gia tăng lượng khí thải độc hại vào môi trường.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 14.

Bầu trời mù mịt nhiều ngày khiến nhiều người dân tại Thủ đô cũng lo lắng về vấn đề sức khỏe.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 15.

Các tòa nhà như "ẩn mình" trong lớp sương.

Bầu trời mịt mù, tại Tây Hồ ghi nhận mức ô nhiễm không khí cao- Ảnh 16.

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) khuyến cáo, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI từ 150 đến 200) người dân hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức.

Theo Đức Nguyễn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan